Hẻm ung thư còn đấy những tình làng nghĩa xóm

Hẻm ung thư còn đấy những tình làng nghĩa xóm

“Hẻm ung thư” vốn không còn là cái tên xa lạ với những người dân tại viện Ung bướu HCM. Nhìn mọi người quan tâm, chăm sóc cho nhau không khiến nhiều người cảm động rơi nước mắt.

Bệnh viện (BV) Ung bướu mỗi năm phải tiếp nhận hơn 12.000 trường hợp đến khám và điều trị ung thư. Cơ sở thì hạn hẹp mà người bệnh thì đông nên nhiều bệnh nhân và người nhà từ các tỉnh xa xôi lặn lội đến BV Ung bướu TP.HCM phải thuê phòng trọ bình dân gần đó sống tạm bợ hoặc ở luôn hành lang BV để điều trị. Và làng trọ đấy dần lấy cái tên hẻm ung thư Vòng luẩn quẩn chờ tái khám, đợi hóa/xạ trị, tái khám… qua thời gian đã kết tình người bệnh với nhau.

hẻm ung thư

Tại hẻm ung thư mọi người đều không phân biệt mà cùng ngồi ăn cơm chung

Chị Châu – một bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng tại BV Ung bướu được nửa năm cho biết, chồng phải bỏ việc ở quê và bán luôn mẫu ruộng để lấy tiền mua thuốc cho chị. Anh chị còn phải gửi con gái hơn hai tuổi cho bà nội ở quê vì chi phí đi lại rất tốn kém. Suốt mấy tháng trời chưa một lần dám nghĩ tới chuyện về quê. Nơi ở của anh chị cách BV chừng 300 m, đó là căn phòng trọ bình dân nằm lọt thỏm trong hẻm phía sau bãi giữ xe BV. Dãy nhà trọ bình dân này được những bệnh nhân ung thư gọi là nhà. Cả dãy có tám phòng nhỏ chia làm hai dãy, lối đi được chừa ra hơn 1m, không có chỗ để xe vì thực tế bệnh nhân thuê đều là dân tứ xứ, cuộc sống chỉ gói gọn trong phạm vi 300 m, từ nhà đến BV và ngược lại.

Về đến chỗ trọ chồng chị Châu lúc nào cũng cất tiếng gọi: “Anh Hai có nhà không, vợ chồng Năm Châu Đức về rồi đây”. Lúc đó nhiều người sẽ ra hỏi thăm chị Châu. Hành lang trọ quá nhỏ nên chỉ ba cái đầu trọc lóc ngó nghiêng rồi nói vọng qua cửa sổ phòng 8: “Mệt không Năm Châu, vô nhà nằm nghỉ đi, còn mấy đợt nữa gắng lên nha Năm đặng còn về với con, với cái”. Tiếng nói chuyện xôn xao, tiếng cười văng vẳng trong dãy nhà trọ. Mỗi tháng bệnh nhân trả cho nhà chủ 800.000 đồng/phòng cả tiền điện, nước, tối đa một phòng được ở ba người. Khu nhà trọ không hẹn mà gặp này vô tình trở thành nhà của nhiều thế hệ người bệnh. Có người đến ở thời gian rồi về và cũng không ít người đến rồi ra đi mãi.

Ông Tỵ (48 tuổi, Phú Yên) bệnh nhân ung thư lớn tuổi kể, hẻm ung thư đặt tên theo thứ tự số, ai đến trước thì lớn, đến sau thì nhỏ chứ không dựa vào tuổi tác. “Đứa nào tuổi bệnh lớn có kinh nghiệm dạy lại đứa tuổi bệnh còn nhỏ, từ chỗ mua thuốc, chỗ lấy cơm đến từng bài học đau đớn sau xạ trị. Ở cái “nhà” này phải bảo bọc nhau như vậy, sống nay chết mai ai biết được, âu tốt với nhau cũng là cái phước ngày cuối đời con ạ” – ông Tỵ chậm rãi tâm sự.

hẻm ung thư

Ở hẻm ung thư thường sẽ bắt gặp những cảnh tượng ấm cúng thế này

Trọ ở đây chủ yếu tạm bợ thôi. Đôi khi các nhà dùng chung thau giặt đồ hoặc siêu sắc thuốc. Đến cả nồi cơm điện và bếp ga, dẫy trọ cũng chỉ có 1 cái. Những vật dụng này chỉ khi người hóa/xạ trị về mệt, thèm món nào đó hoặc nấu cháo mới phải dùng tới chứ bình thường đa số bệnh nhân bám trụ BV nhờ những bữa cơm từ thiện. Cứ hơn 10 giờ mỗi ngày, dãy trọ thay phiên nhau ra cổng BV Ung bướu xin cơm từ thiện. Phần ai người đó xin để tránh thừa cơm bỏ đi mang tội. Mỗi người hai suất trưa, chiều đều đặn. Mang cơm về đến nhà thì nằm đợi các anh, các chị về đông đủ cùng ăn cho ấm cúng. “Già làng” Tỵ thường bảo ăn với nhau bữa cơm ngày bệnh tật dù rau hay cháo cũng ngọt. Không có điều kiện thuê nhà trọ, chủ yếu là để tiết kiệm chi phí thuốc men, nhiều bệnh nhân đã chọn hành lang BV làm nơi nghỉ ngơi tạm bợ. Hành trang của mỗi người đều có thể xem như một ngôi nhà di động: Mền, gối, chiếu, tô, chén đựng trong một chiếc túi cỡ trung mang theo bên mình. Buổi trưa ở hành lang BV, bệnh nhân ngồi từng nhóm với nhau cùng ăn trưa, nói chuyện.

Lúc đầu chị Thắm sẽ mua cơm ăn. Những dần dà chi phí cho việc chữa bệnh của em gái tốn kém nên chị theo chị Hương nhận cơm từ thiện. Mỗi người sẽ có 1 hộp nhựa để xin đồ ăn. Mới ngày đầu nên chị Thắm chẳng có gì để đựng cơm, đang loay hoay thì chị Hương lên tiếng: “Ai ăn xong rồi cho nhỏ này mượn cái hộp lấy đồ ăn đi!”. “Đợi xíu, tôi ăn sắp xong rồi đây” – anh thanh niên tên Tân ăn vội phần đồ ăn trong hộp nhựa rồi đưa cho chị Thắm. Chị Thắm nhận hộp nhựa, tráng qua nước rồi dợm bước đi. Phía sau có tiếng gọi với theo: “Bé, bé! Lấy cái ca đây nè, đựng được nhiều đồ ăn hơn mà không nóng tay. Ăn xong rửa trả chị, chút vô không có muỗng thì nói chị đưa cho!” – một phụ nữ đầu trọc tóc sau nhiều lần xạ trị nở nụ cười héo hắt nói với chị Thắm.

Bệnh viện đông đúc người khó mà nhân ra ai là bênh nhân ai là người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên họ lại đùm bọc nhau từng chút một, quen cũng như lạ, thấy mà ấm lòng. Họ yêu thương nhau hết mực như một gia đình. Thương lắm!

Nguồn:http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/tinh-nguoi-trong-hem-ung-thu-597014.html

Xem thêm:

Địa Chỉ Bán Bột Bạch Chỉ Nguyên Chất Tinh Nghệ Nano Curma Plus Tác Dụng Ngăn Ngừa Ung Thư – Tiểu Đường Của Bí Ngô Địa Chỉ Bán Kỷ Tử Nguyên Chất Cây Bọ Mắm Giải đáp thắc mắc uống nấm lim xanh có tác dụng gì?

5/5 - (91 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (91 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!