Phương pháp ghép tế bào gốc, hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư máu
Phó Viện trưởng của Viện Huyết học và truyền máu Trung ương – ông Bạch Quốc Khánh cho biết CML là một căn bệnh ác tính, gặp ở cả nam và nữ. Bệnh sinh ra do bất thường di truyền chuyển đoạn giữa nhiễm sắc thể số 9 và nhiễm sắc thể số 22 nên thế giới đã lấy ngày 22-9 là ngày CML thế giới. Tại Việt Nam, theo ước tính mỗi năm có khoảng 100- 120 bệnh nhân mới mắc bệnh CML.
Theo ông Khánh, có 2 phương pháp chính là điều trị nhắm đích và phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại.
Phương pháp điều trị ung thư nhắm đích: dùng thuốc để sửa chữa đột biến di truyền trong bệnh CML. Khảo sát đến tháng 6/2014, có 777 bệnh nhân được điều trị theo phương pháp này với tổng chi phí khoảng 450 triệu/người/năm (trong đó bảo hiểm chi trả 150 triệu). Kết quả nghiên cứu với hơn 100 bệnh nhân thì 95% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn về huyết học, 64% bệnh nhân lui bệnh hoàn toàn về di truyền tế bào. “Tuy nhiên, với phương pháp này người bệnh sẽ phải dùng thuốc suốt đời. Phụ nữ chưa có con điều trị bằng phương pháp này sẽ bị vô sinh” – ông Khánh cho biết.
Phương pháp ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại: Viện Huyết học và truyền máu Trung ương đã triển khai được chín trường hợp. Trong đó có những bệnh nhân đã chữa trị được hoàn toàn và trở về cuộc sống bình thường. Cái khó của phương pháp điều trị ung thư này là tìm được bệnh nhân có những chỉ số phù hợp về tế bào gốc tạo máu. “Người cho phù hợp hoàn toàn về di truyền vì nếu không rất dễ xảy ra biến chứng” – ông Khánh cho biết.
Theo GS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương “Để có thể tìm và sử dụng được tế bào gốc có tương đồng miễn dịch với bệnh nhân cần ghép là việc không dễ dàng. Nếu người nhận và cho là ruột thịt, thân thích thì khả năng tương thích cao, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thuận lợi như vậy”. Do đó, GS đã cùng BV Phụ sản Hà Nội đã hợp tác thành lập ngân hàng máu cuống rốn cộng đồng miễn phí đầu tiên tại Việt Nam. Dự kiến sẽ có khoảng 5.000 mẫu máu cuống rốn được dự trữ. Tế bào gốc máu cuốn rốn sẽ được bảo quản tại Viện Viện Huyết học và truyền máu Trung ương trong 18 năm. Máu cuống rốn sẽ được sử dụng để điều trị các bệnh nhân mắc bệnh ung thư máu.
Nguồn:http://plo.vn/xa-hoi/khoe-360/ghep-te-bao-goc-mo-ra-co-hoi-cho-nhieu-benh-nhan-ung-thu-mau-497292.html
Bài viết tương tự
Rượu nấm lim xanh có tác dụng gì Viêm tuyến tiền liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả Kinh nguyệt không đều có thai không và cách xử lý chính xác nhất Bật mí cách phân biệt nấm lim xanh tự nhiên và nấm trồng Khám trào ngược dạ dày ở đâu uy tín tại miền Bắc – Trung – Nam Trà nấm lim xanh hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị ung thư hữu hiệuBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư biểu mô với nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị
Ung thư biểu mô với nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị. Các giai đoạn, cách phòng chống, phương pháp điều trị K biểu mô. Các dạng bệnh K biểu mô: tế bào đáy, vảy, khoang miệng, ống, tiểu thùy xâm lấn; tuyến dạ dày, đại tràng, vỏ thượng thận. Ung thư biểu mô…
- Ung thư khí quản với triệu chứng từng giai đoạn và điều trị K khí quản
- Ung thư amidan với triệu chứng và thực phẩm điều trị bệnh K amidan
- Tác dụng cây nấm lim xanh chữa ung thư thế nào? Báo Dân Trí
- Bán cây xạ đen tại HCM giá bao nhiêu? Tác dụng chữa bệnh của xạ đen
- Cách chữa bệnh bằng cây xạ đen và cách nhận biết cây xạ đen Hòa Bình
- Xạ đen có gây vô sinh không? Tác hại của cây xạ đen tươi như thế nào?