Bạn có biết viêm loét dạ dày có thể là tác nhân gây ung thư?
- 10 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay
- 10 cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản nhất
- 10 cách nhận biết ung thư máu bạn nên biết
Các yếu tố gây viêm loét dạ dày
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất gây là vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Ngoài nguyên nhân chính là vi khuẩn HP thì viêm loét dạ dày tá tràng còn do một số yếu tố khác gây nên như do dùng thuốc aspirin, corticoid, thuốc chữa khớp không steroid, do uống nhiều rượu bia, do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn.
Rất dễ biến chứng thành ung thư
Mỗi năm tỷ lệ người bị loét dạ dày có đợt đau phải điều trị tăng cao và trong đợt tiến triển có thể có những biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày… và dù có phẫu thuật cấp cứu, tỷ lệ tử vong vẫn cao trong khoảng 22%.
Một vài bệnh nhân triệu chứng không rõ do bị vết loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ dẫn đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể tử vong.
Các bác sĩ cũng cảnh báo, bệnh nhân loét dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP sẽ có thể là tác nhân gây ung thư cao lên 2 – 6 lần. Điều đáng nói là triệu chứng lâm sàng của viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày giai đoạn đầu rất khó phân biệt, đều là đau rát vùng thượng vị, kèm theo khó chịu, đau âm ỉ, chướng bụng, ợ hơi, buồn nôn, chán ăn…, chỉ phân biệt được khi nội soi để quan sát tổn thương và lấy mẫu tế bào sinh thiết. Nên đa số bệnh nhân ung thư dạ dày khi đau quá không chịu được, gầy sút nhanh, đi ngoài phân đen mới đến bệnh viện để kiểm tra thì đã muộn, tiên lượng xấu vì ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể và thời gian sống của người bệnh không được bao lâu.
Những phát minh mới trong điều trị
Hằng năm con số người mắc viêm loét dạ dày tá tràng tăng 0,2%, trước tình hình đáng báo động như vậy, một điều đáng phấn khởi là đội ngũ y khoa trên khắp thế giới cũng đang nỗ lực từng ngày để cải thiện và khám phá ra các phương thức chữa trị mới hiệu quả hơn. Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày xuất hiện ngày càng nhiều thế hệ mới cùng với đó là công nghệ chiết xuất các dược thảo ngày càng tiên tiến nhờ đó mà quan điểm và phương pháp điều trị đã thay đổi hẳn, từ một bệnh chủ yếu điều trị bằng ngoại khoa, đã trở thành một bệnh chủ yếu điều trị bằng nội khoa.
Những tác nhân gây ung thư rất nhiều và nó có thể tiềm ẩn, không lộ rõ. Vì vậy mọi người nên thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kì để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-khoe/viem-loet-da-day-co-de-gay-ung-thu-1419290520.htm
Bài viết tương tự
Phòng khám Đa khoa Olympus Gia Mỹ Các yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày này bạn đã biết chưa? Bệnh polyp trực tràng ở trẻ em: nguyên nhân, triệu chứng & điều trị Phòng khám Đa khoa Vạn Phúc Viêm khớp háng ở người già: Bệnh phổ biến cần cảnh giác Nấm lim xanh có độc không thực hư nấm lim xanh có tác dụng phụBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
7 triệu chứng loét dạ dày không nên coi thường
Theo Boldsky, 7 triệu chứng loét dạ dày thường gặp như: Đau bụng – triệu chứng loét dạ dày điển hình Do hiện tượng trào ngược axit nên gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu trong dạ dày, đây là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến chứng bệnh viêm loét dạ…
- Nguy cơ gây ra ung thư do viêm loét dạ dày
- Những lưu ý về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Chữa bệnh viêm loét dạ dày từ hoài sơn
- Phát minh mới của Đông y trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày
- Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày là do đâu
- Di căn của viêm loét đại tràng mãn tính nguy hại tới tính mạng