Nguy cơ gây ra ung thư do viêm loét dạ dày

Nguy cơ gây ra ung thư do viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày, tá tràng là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh thường được phát hiện muộn do không có triệu chứng đặc trưng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

Dạ dày là cơ quan có nhiệm vụ dự trữ, nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.

Viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống

Viêm loét dạ dày gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống

Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam bệnh này khá phổ biến, chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng tăng lên, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày chủ yếu do vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn H.P) hoặc dùng thuốc giảm đau, chống viêm thường xuyên làm giảm khả năng sản sinh chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn đến xuất huyết, thủng hoặc ung thư dạ dày. Ngoài ra, bệnh còn bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh.

Khoảng 20% bệnh nhân không có triệu chứng mà thường đi khám vì biến chứng hoặc nội soi mới phát hiện bệnh. Những triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất như ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân; đau vùng thượng vị, xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi; đau bụng xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải theo chu kỳ ( khoảng từ 2- 8 tuần) rồi giảm đau dần kể cả không điều trị.

Viêm loét dạ dày – tá tràng có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

Viêm loét dạ dày – tá tràng có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày

Nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày nếu viêm loét dạ dày không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn. Để điều trị bệnh kịp thời và triệt để, cần điều trị dùng thuốc kết hợp với ăn uống khoa học và vượt qua các triệu chứng stress.

Trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày, người bệnh cần lưu ý 2 điều dưới đây:

– Phải điều trị triệu chứng cắt cơn đau dạ dày đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày để bệnh không tái phát.

– Bệnh đau dạ dày không khó để trị khỏi, vì vậy khi điều trị thầy thuốc phải lưu tâm đến các yếu tố nhỏ (bội nhiễm) để niêm mạc dạ dày không bị viêm nhiễm trở lại.

Mọi người cần xây dựng thói quen khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng sớm, điều trị kịp thời, tránh để lâu dễ dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày.

 

Nguồn báo:

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/thuoc-va-thuc-pham/viem-loet-da-day-de-dan-den-ung-thu-2887293.html

Xem thêm:

Bạn nên làm gì khi tiếp xúc gần với người nhiễm Covid-19? Viêm tuyến mồ hôi mủ Siêu âm thai 17 tuần: Tại sao lại quan trọng? Bật mí 5 lợi ích của củ sen đối với sức khỏe trẻ nhỏ Hội chứng cai nghiện caffeine Nấm lim xanh chữa ung thư gan và cách dùng nấm lim trị ung thư gan

5/5 - (86 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (86 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!