Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn HP

Tìm hiểu biện pháp phòng ngừa và điều trị nhiễm khuẩn HP

Điều trị nhiễm khuẩn HP cần phải triệt để và có biện pháp phòng tránh hiệu quả sau điều trị bởi nguy cơ tái nhiễm loại khuẩn này rất cao.

“Không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng dẫn đến ung thư dạ dày. Tuy nhiên, khuẩn HP lại thường hiện diện trong hầu hết các tổn thương ung thư dạ dày”, bác sỹ Bùi Hữu Hoàng cho biết.

điều trị nhiễm khuẩn hp

Điều trị nhiễm khuẩn HP hiệu quả cần tuân theo chỉ định của bác sỹ

Nếu loại khuẩn này tồn tại trong cơ thể lâu ngày không được phát hiện và điều trị nhiễm khuẩn HP sớm sẽ gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe. Vi khuẩn HP thường được phát hiện khi nó gây ra các triệu chứng cho cơ thể hoặc khi khám sức khỏe định kỳ. Có thể nói, cách tầm soát khuẩn HP hiệu quả nhất là đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Không nên để đến khi các triệu chứng bệnh lý dạ dày xuất hiện rõ ràng mới đi khám bởi khi đó bệnh đã nặng và việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Thử máu hoặc nội soi dạ dày – tá tràng giúp phát hiện chính xác khuẩn HP nếu chúng hiện diện trong cơ thể. Khi được phát hiện sớm, người bệnh có thể loại bỏ hoàn toàn loại khuẩn này sau 2 tuần uống thuốc theo chỉ định của bác sỹ.

Các bác sỹ đưa ra khuyến cáo, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị do bác sỹ chỉ định, uống thuốc đúng liều, đúng lượng, đúng giờ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. Cần báo ngay cho bác sỹ nếu dùng thuốc gặp tác dụng phụ để điều chỉnh kịp thời.

Các thầy thuốc cũng cần lưu ý, cập nhật đầy đủ thông tin về các loại thuốc cũng như tình hình kháng thuốc để tránh các loại có tỷ lệ kháng cao, ưu tiên sử dụng các thuốc còn hiệu quả. Cần chỉ định nội soi để làm kháng sinh đồ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp trong trường hợp người bệnh đã thất bại trong điều trị các loại thuốc thông dụng.

Do nhiều nguyên nhân nên việc tiêu diệt khuẩn HP tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, nguy cơ thất bại rất cao. Những nguyên nhân có thể kể đến như người bệnh do lo sợ tác dụng phụ của kháng sinh nên không dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sỹ; nhiều người lạm dụng thuốc, tùy tiện sử dụng dẫn đến vi khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh; thuốc kháng sinh bị phá hủy hoặc không phát huy tác dụng trong trường hợp bệnh nhân có quá nhiều acid trong dạ dày. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như vấn đề chuyển hóa ở gan làm cho các thuốc ức chế tiết acid giảm tác dụng.

Nguồn báo:

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/nguoi-viet-an-uong-chung-dung-de-nhiem-khuan-gay-ung-thu-da-day-3433949-p2.html

Xem thêm:

Cả nước hiện có 1/4 dân số bị tăng huyết áp 6 bộ phận trên cơ thể có nguy cơ bị ung thư cao nhất 4 dấu hiệu cho thấy bạn bị mắc bệnh gan Tác dụng chữa bệnh của cây cứt lợn Khi có 4 dấu hiệu này hãy coi chừng trong cơ thể bạn đã xuất hiện tế bào ung thư Nấm lim rừng là gì tác dụng và cách sử dụng nấm lim xanh rừng

5/5 - (81 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (81 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!