Thói quen ăn uống của người Việt làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Thói quen ăn uống của người Việt làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Thói quen ăn uống không khoa học của người Việt là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn HP gây viêm loét dạ dày - tá tràng và ung thư dạ dày.

Ăn uống “chung đụng” tạo cơ hội cho khuẩn HP lây lan

“Khuẩn HP là một trong những loại khuẩn thường gặp ở người, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP trung bình toàn cầu là 50%. Tại Việt Nam và các nước đang phát triển khác, tỷ lệ người trưởng thành nhiễm khuẩn HP là 70%. Ở bệnh nhân viêm dạ dày, sự hiện diện của vi khuẩn này lên đến 90%, ở nhóm loét dạ dày – tá tràng tỷ lệ này là 75-85% và từ 80-95% bệnh nhân bị biến chứng thủng do loét dạ dày – tá tràng”, PGS.TS bác sỹ Bùi Hữu Hoàng, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết.

ung thư dạ dày

Thói quen ăn uống “chung đụng” làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Vi khuẩn HP được xếp vào nhóm yếu tố hàng đầu gây ung thư dạ dày. Ở nước ta, bệnh ung thư dạ dày hiện đang đứng hàng thứ 2 trong 10 loại ung thư nguy hiểm thường gặp nhất.

Vi khuẩn HP lây truyền chủ yếu qua con đường ăn uống, nước bọt, phân, dịch tiêu hóa… bởi loại vi khuẩn này tồn tại nhiều trong nước bọt, mảng cao răng và niêm mạc dạ dày của người bệnh.

Một trong những nguyên nhân khiến vi khuẩn HP lây lan rộng trong cộng đồng là do thói quen chấm chung một chén nước chấm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau, uống chung một cốc,… của người Việt Nam. Ngoài ra, sở thích ăn uống ở hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh càng làm tăng nguy cơ nhiễm HP và cả viêm gan siêu vi A.

Phòng tránh và điều trị khuẩn HP, ngăn ngừa nguy cơ ung thư dạ dày

Các bác sỹ khuyến cáo, mọi người nên chủ động phòng bệnh bằng cách thay đổi thói quen ăn uống, giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn chung đụng, nên dùng phần ăn riêng, nhất là nước chấm. Nếu món ăn bắt buộc dùng chung như canh thì nên để vào đó một chiếc muỗng để dùng chung, không dùng thìa hoặc đũa riêng để gắp hay múc canh.

ung thư dạ dày

Khi gắp thức ăn, tránh để đũa chạm vào phần thức ăn còn lại

Khi gắp thức ăn, tránh để đũa chạm vào những phần khác, không cùng chung cốc uống nước hoặc ly uống rượu để đảm bảo vệ sinh chi bản thân và người khác. Hình thành thói quen rửa tay trước khi ăn và hạn chế ăn uống ở hàng quán, vỉa hè.

Theo khuyến cáo của bác sỹ Hoàng, bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn HP nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ có thể dẫn đến biến chứng ung thư dạ dày. Theo thống kê, khi bị nhiễm khuẩn HP có đến 80% sẽ bị viêm dạ dày mạn tính không triệu chứng; tỷ lệ bị viêm teo dạ dày mạn tính hay chuyển sản ruột là 15-20 %; tỷ lệ diễn tiến thành ung thư chỉ dưới 1 %. Tỷ lệ biến chứng thành các bệnh khác nhau phụ thuộc vào cơ địa, chế độ ăn uống của từng người và độc tính của vi khuẩn. Vi khuẩn HP sẽ dễ phát sinh ung thư nếu gặp các điều kiện như người nhiễm khuẩn ăn nhiều đồ lên men, muối chua, ăn mặn, ăn nhiều thịt chế biến sẵn… Do đó, khi bị nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, tránh đồ chua cay, mặn và bổ sung những thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư và làm lành vết loét dạ dày như trà xanh, nghệ, gừng,…

Để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày, cần có phác đồ triệt tiêu khuẩn HP ở các bệnh nhân bị viêm, loét dạ dày tá tràng. Tùy theo từng đối tượng bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp xác định sự hiện diện của HP khác nhau: người trẻ bị đau dạ dày có thể dùng những biện pháp đơn giản như thử máu, kiểm tra hơi thở mà không cần thiết phải nội soi ngay; cần tầm soát bằng nội soi cho những người lớn tuổi bị đau dạ dày nhiều và lâu ngày.

Bác sỹ cần xây dựng phác đồ điều trị tập trung khi phát hiện bệnh nhân dương tính với HP. Nếu chỉ uống kháng sinh rất khó phát huy tác dụng của thuốc bởi vi khuẩn này sống trong dạ dày và thích nghi với môi trường rất tốt. Hơn nữa, nhiều loại thuốc sẽ mất tác dụng khi gặp môi trường acid trong dạ dày. Vì vậy, trong phác đồ diệt HP ít nhất phải phối hợp hai loại kháng sinh và thêm thuốc giảm tiết acid mạnh (ức chế bơm proton) giúp kháng sinh phát huy tác dụng tốt nhất.

Nguồn báo:

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/nguoi-viet-an-uong-chung-dung-de-nhiem-khuan-gay-ung-thu-da-day-3433949.html

Xem thêm:

Điểm mặt 6 loại thực phẩm khi ăn có thể chống lại ung thư Vị thuốc thạch quyết minh có tác dụng gì? – Cách bào chế, chú ý khi sử dụng Thuốc giảm cân an toàn của Mỹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng cho phái đẹp Công thức dùng bạc hà thanh lọc cơ thể Trào ngược dạ dày thực quản là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Nấm lim xanh tại Hà Nội địa chỉ bán nấm lim Tiên Phước đúng giá

5/5 - (76 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

Từ khóa: , ,
5/5 - (76 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!