Bệnh ung thư phổi có di truyền hay không?
Ung thư phổi có di truyền không? Theo Ths. Bs Trần Thị Hồng An – chuyên khoa Nội Tổng Quát, Phòng khám Victoria Healthcare Mỹ Mỹ khẳng định đây là bệnh không di truyền. Tuy nhiên, ung thư phổi được phát triển là do các nguy cơ sau:
– Thuốc lá: Hút thuốc lá chính là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi hàng đầu. Các chất độc hại có trong thuốc lá được gọi là những tác nhân gây ung thư, làm tổn hại đến các tế bào trong phổi và dần dần những tế bào này có thể trở thành ung thư.
– Hút thuốc lá thụ động: Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc. Một người tiếp xúc càng nhiều với khói thuốc lá thì nguy cơ bị ung thư phổi càng cao.
– Ô nhiễm: Các nhà nghiên cứu cũng đã tìm ra được mối liên hệ giữa bệnh ung thư phổi cùng với sự tiếp xúc với một số chất gây ô nhiễm không khí. Ví dụ: Các sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình đốt dầu diesel và những nhiên liệu hóa thạch khác sau đây như:
+ Radon: Là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi vị và không nhìn thấy bằng mắt thường trong tự nhiên có trong sỏi và đá. Nó có thể làm tổn hại tới phổi và từ đó có thể dẫn đến ung thư phổi. Những người làm việc trong hầm mỏ có thể tiếp xúc với khí radon.
+ Amiăng: Là tên gọi của một nhóm các khoáng chất, có trong tự nhiên dưới dạng sợi và được sử dụng trong một số ngành công nghiệp. Sợi amiăng có thể dễ dàng bị đứt đoạn thành các hạt nhỏ bay lơ lửng trong không khí và dính vào quần áo. Khi hít phải những hạt này chúng sẽ cư trú ở phổi, làm tổn hại tới tế bào và tăng nguy cơ ung thư phổi.
Cũng theo kết quả của các nghiên cứu này, khi những công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng lớn chất amiăng thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với những công nhân không tiếp xúc với chất này. Không chỉ vậy, sự tiếp xúc này cũng được tìm thấy trong các ngành như: đóng tàu, khai thác và sản xuất amiăng, sản xuất vật liệu cách điện và sửa chữa phanh… Do đó, thành viên càng có nhiều yếu tố nêu trên thì càng có nguy cơ cao nhất. Khám sức khỏe tổng quát là một quyết định đúng đắn vì đây là phương pháp tốt nhất giúp bạn và gia đình tầm soát các yếu tố nguy cơ có khả năng gây ung thư phổi nói riêng và các bệnh lý ung thư phổ biến nói chung. Bác sĩ sẽ dựa vào các thông tin về gia đình bạn như: Thói quen ăn uống, nếp sinh hoạt, môi trường sống, môi trường làm việc… để đánh giá mức độ nguy cơ. Nếu có một trong những yếu tố nguy cơ nêu trên, bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa cần thiết nhằm chẩn đoán sớm bệnh ung thư phổi.
Qua đây, chúng ta đã có được những lý giải chính xác nhất cho vấn đề ung thư phổi có di truyền hay không? Chắc chắn là không mà ngược lại nó do rất nhiều yếu tố khác nhau gây nên. Để đảm bảo có được sức khỏe tốt chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện nguồn bệnh.
Nguồn báo: Người lao động
Bài viết tương tự
Mẹo trị mụn hiệu quả từ những bài thuốc Đông y gia truyền Đánh giá tác dụng viên hoàn “Phong tê thấp bà giằng” Tại sao phải giải độc gan? Chữa bệnh hiệu quả bằng cách xoa bóp bàn chân Tăng huyết áp “Sát nhân thầm lặng” 2012 Nấm lim xanh uy tín mua ở đâu Cần Thơ có chất lượng nấm lim rừngBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư phổi với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn ung thư phổi
Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, thói quen sinh hoạt gây ung thư phổi. Dấu hiệu, triệu chứng của các giai đoạn ung thư phổi. Liệu pháp điều trị ung thư phổi. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phòng ngừa ung thư phổi. Quan niệm sai về ung thư phổi. Ung thư phổi là…
- Tổng hợp kiến thức quan trọng về bệnh ung thư phổi
- Ngăn ngừa ung thư phổi với gừng và ớt
- Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm
- Ngăn ngừa ung thư phổi từ những loại thực phẩm quen thuộc
- Tâm lý tốt – tiền để điều trị ung thư phổi thành công
- Tăng 50% tỷ lệ điều trị thành công nếu xác định ung thư phổi sớm