Ung thư trực tràng với triệu chứng và chế độ ăn điều trị K trực tràng

Ung thư trực tràng với triệu chứng và chế độ ăn điều trị K trực tràng

Ung thư trực tràng và nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng ngừa. Điều trị K trực tràng giai đoạn III từ Đông y. Chế độ ăn cho người bị ung thư trực tràng. Bệnh K trực tràng nên ăn gì, kiêng gì? Chẩn đoán K trực tràng. Giai đoạn ung thư trực tràng.

Ung thư trực tràng và những vấn đề liên quan

Ung thư trực tràng và những vấn đề liên quan

Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm, cướp đi tính mạng của nhiều người. Nguyên nhân gây bệnh K trực tràng chủ yếu do thói quen ăn uống sai cách. Do triệu chứng từng giai đoạn ung thư trực tràng dễ nhầm lẫn với bệnh khác; nên việc phát hiện bệnh là rất khó. Bởi vậy, mọi người cần đi khám để chẩn đoán bệnh K trực tràng từ sớm. Từ đó giúp bác sĩ đưa ra cách điều trị ung thư ung thư trực tràng phù hợp. Điển hình như phương pháp điều trị ung thư trực tràng giai đoạn 3 là hóa-xạ trị, phẫu thuật. Nếu kết hợp chữa trị K trực tràng bằng Đông y cũng là biện pháp hữu hiệu. Ngoài ra, cần lưu ý chế độ ăn cho người bị K trực tràng; nên ăn nhiều rau, quả, sữa và kiêng rượu, bia,…

Ung thư trực tràng

Ung thư trực tràng là gì? Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của bệnh K trực tràng và ruột kết; tức là ung thư phát triển từ trực tràng (là phần của ruột già) hay ruột kết. Bệnh xuất phát từ sự phát triển bất thường của những tế bào có khả năng xâm lấn; sau đó lan rộng ra nhiều bộ phận khác trong cơ thể.

Vị trí của trực tràng (tên tiếng Anh của trực tràng là Colorectal):

  • Nằm tại vị trí nối 2 phần hậu môn và đại tràng (ruột già).
  • Tùy vị trí ung thư xuất hiện thì sẽ có tên gọi cụ thể.
  • Cách gọi chung nhất là trực tràng.

Đặc điểm bệnh ung thư trực tràng:

  • Bệnh khởi phát từ lớp mô lót ở mặt trong của ruột.
  • Lớp mô này dưới dạng Polyp (là chồi thịt có cuống).
  • Chúng lớn dần và sẽ nhô ra trong lòng ruột.
  • Khi phân đi qua đây, cọ vào khối bướu này gây chảy máu.
  • Phân tới điểm nhất định nào đó thì bít lòng ruột gây tắc.

K trực tràng nằm trong số những căn bệnh ung thư phổ biến nhất thế giới. Hiện nay, thế giới có khoảng 1,8 triệu ca mắc mới, hơn 800 nghìn ca tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, chỉ trong năm 2018, số người mắc mới lên tới 14,733 người. Đây là thống kê của Bộ Y tế, thể hiện mức độ báo động về thực trạng K trực tràng; đồng thời khẳng định sự nguy hiểm của căn bệnh. Bởi vậy, mọi người cần phải có sự hiểu biết đầy đủ về bệnh ung thư trực tràng.

Ung thư trực tràng là gì?

Ung thư trực tràng là gì?

Các giai đoạn ung thư trực tràng

Các giai đoạn ung thư trực tràng là gì? Bệnh K trực tràng có tiến triển âm thầm, khó phát hiện ra. Do đó càng về sau, bệnh càng phát triển nhanh và nặng hơn. Cụ thể những giai đoạn của ung thư trực tràng như sau:

Giai đoạn 0 của bệnh ung thư trực tràng:

  • Ở giai đoạn đầu, bệnh được gọi là ung thư biểu mô tại chỗ.
  • Chỉ tìm thấy được tại lớp niêm mạc trong cùng bộ phận trực tràng.

Giai đoạn I:

  • Khối u phát triển những chưa vượt qua thành ngoài trực tràng.
  • Tuy nhiên, khối u đã phát triển ở thành trong của trực tràng.

Giai đoạn II:

  • Khả năng khối u đã xâm lấn tới mô lân cận.
  • Chúng phát triển sâu hơn vào phía trong, xuyên qua thành trực tràng.
  • Các tế bào ung thư trực tràng chưa lây lan đến hạch bạch huyết.

Giai đoạn III:

  • Ung thư chưa lan sang bộ phận khác của cơ thể.
  • Đã lan đến những hạch bạch huyết ở gần đó.

Giai đoạn IV:

  • Tế bào ung thư xâm lấn đến bộ phận xa.
  • Điển hình là bộ phận gan, phổi,…

Từng thời kỳ phát triển bệnh K trực tràng sẽ gây ra các mức độ nguy hiểm khác nhau. Bệnh cũng có thể tái phát trong trực tràng, hay bộ phận khác của cơ thể sau khi điều trị. Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh gia tăng nhưng không phải tất cả mọi người biết cách phát hiện bệnh. Nếu phát hiện trong giai đoạn sớm thì cơ hội chữa khỏi bệnh có thể lên đến 90%. Trong khi đó ở giai đoạn 3, cơ hội chỉ còn 40-60%, giai đoạn cuối là 10-20%.

Các giai đoạn ung thư trực tràng

Các giai đoạn ung thư trực tràng

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng là do đâu? Hầu hết, các khối Polyp (u nhỏ mọc trong lòng của đại tràng) là nguyên do xuất phát của bệnh. Các khối này khởi đầu là lành tính, nhưng theo thời gian sẽ lớn lên, có thể thành ung thư. Cụ thể các nguyên nhân gây bệnh ung thư trực tràng như sau:

Cơ thể xuất hiện Polyp đại trực tràng:

  • Thường xuất hiện ở người từ 50 tuổi trở lên.
  • Hiện tượng này đang ngày càng trẻ hóa.

Viêm loét đại tràng hoặc do bị bệnh Crohn:

  • Nếu bị bệnh này trong nhiều năm dễ tiến triển thành ung thư.

Tiền sử cá nhân đã từng bị bệnh ung thư nào đó:

  • Bệnh ung thư trực tràng đã chữa khỏi vẫn có nguy cơ tái phát.
  • Người bị ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng dễ bị bệnh hơn.

Tiền sử gia đình là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ K trực tràng:

  • Trong gia đình có người thân từng bị K trực tràng khi còn trẻ.

Lối sống thiếu khoa học gây ung thư trực tràng:

  • Chế độ ăn quá nhiều thịt đỏ.
  • Ăn nhiều đồ lên men, thực phẩm được chế biến sẵn.
  • Thói quen ăn ít chất xơ, rau củ.
  • Hút thuốc lá, nghiện rượu sẽ có nguy cơ ung thư trực tràng cao.
  • Tiêu thụ quá nhiều muối, chất béo.
  • Ăn nhiều nội tạng động vật.
  • Đối tượng bị thừa cân, béo phì, ít vận động.
  • Bị mắc bệnh tiểu đường.

Tác nhân gây ra bệnh K trực tràng chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Đây cũng là yếu tố ít người chú ý, dẫn đến bệnh phát triển mà không lường trước được.

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Nguyên nhân gây ung thư trực tràng

Xem thêm: https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-canh-bao-dung-nham-ung-thu-dai-truc-trang-khong-go-cua-nguoi-tre-n165115.html

Triệu chứng ung thư trực tràng

Triệu chứng ung thư trực tràng như thế nào? K trực tràng được gắn hạng thứ 4 trong danh sách các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; chỉ đứng sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và gan. Chuyên gia nhận định rằng, đây là bệnh gây bất ngờ về độ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dưới đây là một số triệu chứng tiêu biểu thường gặp của ung thư trực tràng:

  • Đường ruột thay đổi bất thường: tiêu chảy, táo bón,…
  • Đại tiện ra máu, có màu đỏ tươi hoặc sẫm đậm.
  • Cảm giác ruột chưa bao giờ trống rỗng, thậm chí là khi đói.
  • Luôn thấy cảm giác bị đầy hơi, chướng bụng.
  • So với bình thường thì đường kính của phân hẹp hơn.
  • Cơ thể bị xanh xao và luôn cảm thấy mệt mỏi.
  • Tình trạng đau hoặc co thắt ruột xảy ra thường xuyên.
  • Cân nặng đột ngột giảm không rõ nguyên nhân.
  • Có cảm giác buồn nôn hay nôn.

Biểu hiện của bệnh K trực tràng đã trở thành nỗi lo của rất nhiều người. Lưu ý: những triệu chứng này cũng có thể là do các bệnh lý khác gây ra. Do đó, nếu có dấu hiệu nghi ngờ, cần thăm khám để chẩn đoán bệnh kịp thời. Tuy nhiên, vấn đề cản trở là ngại đi khám bởi những biểu hiện có tính nhạy cảm của bệnh. Nếu để lâu dài sẽ gây hậu quả cực nghiêm trọng. Tốt nhất, nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần nhằm phát hiện các rủi ro bệnh từ sớm; đặc biệt là ở độ tuổi trung niên.

Triệu chứng ung thư trực tràng

Triệu chứng ung thư trực tràng

Phòng ngừa ung thư trực tràng

Phòng ngừa ung thư trực tràng là vấn đề cần thiết cho mọi người. Đặc biệt là ở độ tuổi trung niên trở đi. Tuy K trực tràng là căn bệnh ác tính nguy hiểm nhưng không phải không có cách ngăn ngừa. Chỉ cần tuân thủ các phương pháp sau:

  • Ăn nhiều rau củ quả: chiếm khoảng 40% lượng thực phẩm hàng ngày.
  • Nạp nhiều chất đạm từ cá, đậu, trứng, Protein Bar/Shake, hạnh nhân, hạt điều,…
  • Ăn ít tinh bột: chiếm tối đa khoảng 15% thực phẩm mỗi ngày.
  • Sữa (Cheese, Yogurt, sữa tươi ít chất béo): chiếm 5% thực đơn.
  • Bổ sung Vitamin A, C, E, Carotene từ cà rốt, cam, quýt, dâu tây.
  • Chỉ tiêu thụ loại Protein chất lượng cao.
  • Hạn chế lượng thịt: ăn tối đa 65g mỗi ngày, dưới 500g mỗi tuần.
  • Hạn chế tiêu thụ một phần bột mì, gạo bằng ngô, khoai, sắn, đậu,…
  • Bổ sung tôm, cá, thịt trắng thay thế thịt heo, dê, bò.
  • Ăn nấm hương, tỏi, hành tây giúp phòng ngừa ung thư trực tràng.
  • Thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao khoảng 30 phút/ngày.
  • Ăn ít đồ chiên, rán, mỡ và nội tạng động vật.
  • Tránh thực phẩm bẩn, chứa nhiều chất bảo vệ thực vật.
  • Tránh thực phẩm chứa chất tăng trưởng ở động vật.
  • Không ăn những loài vật sống ở môi trường ô nhiễm: ốc, chai,…
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu bia,…

Ngăn ngừa bệnh K trực tràng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Những thói quen khoa học sẽ hỗ trợ ngăn chặn bệnh K trực tràng hiệu quả. Ngoài ra, người trên 50 tuổi nên đi khám nội soi trực tràng định kỳ.

Phòng ngừa ung thư trực tràng

Phòng ngừa ung thư trực tràng

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng hiện nay là cách được áp dụng phổ biến. Việc này giúp bác sĩ phát hiện bệnh tình sớm để đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Sau đây là một số phương pháp:

Xét nghiệm chẩn đoán tình trạng máu trong phân (FOBT):

  • FOBT sẽ phát hiện lượng máu nhỏ trong phân.
  • Sự chảy máu này là do ung thư hoặc bướu thịt (Polyp) gây ra.
  • Nếu phát hiện được máu sẽ thực hiện tìm nguồn gốc của máu.
  • Giúp xác minh bệnh trực tràng hay trĩ.

Sự bơm thụt Bari tương phản kép:

  • Kết hợp tăng chất lượng hình ảnh X-quang.
  • Đồng thời làm đầy đại tràng, trực tràng từ chất lỏng màu trắng (Bari).
  • Giúp nhìn được rõ ràng các bất thường.

Soi trực tràng Sigma:

  • Dùng ống sáng (ống để soi trực tràng Sigma).
  • Mục đích: kiểm tra trực tràng, phần dưới của đại tràng.
  • Phát hiện sự phát triển bất thường của tiền ung thư.

Phương pháp nội soi đại trực tràng ảnh thực:

  • Dùng thiết bị X-quang để đưa ra những hình ảnh trực tràng.
  • Tìm ra hình ảnh bướu thịt (Polyp) với bất thường khác.

Siêu âm phát hiện bệnh:

  • Sử dụng các sóng siêu thanh để dò tìm ung thư.
  • Nhận diện tình trạng bệnh lan rộng hay chưa.

Chụp cộng hưởng từ:

  • Thông qua hình ảnh 3 chiều của đường ruột.
  • Giúp chẩn đoán tìm ra K trực tràng.

Cách chẩn đoán bệnh K trực tràng ở trên tương đối chính xác. Để kiểm tra bệnh ung thư đang ở giai đoạn nào; các bác sĩ sẽ tiếp tục làm một vài xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư trực tràng

Xem thêm: https://vnexpress.net/suc-khoe/cong-nghe-moi-phat-hien-som-ung-thu-dai-truc-trang-4003715.html

Điều trị ung thư trực tràng

Điều trị ung thư trực tràng như thế nào là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Hiện nay, y học hiện đại có phác đồ chữa bệnh K trực tràng khá hiệu quả. Chủ yếu là cách điều trị phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, điều trị trúng đích. Để bệnh nhân có cái nhìn tổng quan cũng như cân nhắc lựa chọn cách điều trị phù hợp; dưới đây sẽ là thông tin cơ bản về các phương pháp này:

Phương pháp phẫu thuật:

  • Đây là phương pháp chính để điều trị K trực tràng.
  • Nếu chỉ phẫu thuật đơn thuần, tỷ lệ tái phát bệnh cao khoảng 12-32%.
  • Sử dụng thuốc gây mê và thuốc giảm đau.
  • Khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn sau khi phẫu thuật.
  • Điển hình là táo bón, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi.
  • Dẫn đến tình trạng sút cân nhanh chóng.

Phương pháp xạ trị:

  • Làm giảm kích thước khối u, được thực hiện trước khi phẫu thuật.
  • Diệt tế bào ung thư chưa phát hiện được trong quá trình phẫu thuật.
  • Ở giai đoạn muộn, xạ trị giúp xoa dịu triệu chứng, giảm đau.
  • Ngăn ngừa và điều trị ung thư tái phát.

Phương pháp hóa trị:

  • Dùng hóa chất để đầu độc, tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Là liệu pháp chữa trị toàn thân.
  • Chỉ định khi ung thư lan rộng, di căn.

Điều trị trúng đích:

  • Dùng thuốc gần giống như hóa trị.
  • Chỉ tác động đến tế bào ung thư.

Chữa bệnh K trực tràng là biện pháp cần thiết để chống lại khối u ác tính. Tuy nhiên, các cách này có thể gây nên một vài tác dụng phụ cho cơ thể.

Điều trị ung thư trực tràng

Điều trị ung thư trực tràng

 

Bệnh lýUng thư trực tràng.
Nguyên nhânThói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học,…
Triệu chứngTiêu chảy, báo bón, chảy máu, co thắt ruột,…
Giai đoạnGiai đoạn 0, I, II, III, IV.
Phòng ngừaTập thể dục, chú ý ăn uống,…
Chẩn đoánXét nghiệm, nội soi, bơm thụt, siêu âm,…
Điều trịĐiều trị Tây y, Đông y.
Dinh dưỡngChế độ ăn uống ở từng giai đoạn bệnh.
Khuyến cáoThực phẩm nên ăn và nên kiêng.

 

Chữa ung thư trực tràng mà không cần phẫu thuật? 

Điều trị ung thư trực tràng bằng Đông y

Điều trị ung thư trực tràng bằng Đông y là phương pháp được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn. Trong dân gian có khá nhiều vị thuốc giúp chữa ung thư trực tràng. Mọi người có thể tham khảo các bài thuốc sau đây:

Đối với bệnh ung thư trực tràng ở giai đoạn sớm:

  • Bán chi liên, bạch hoa xà thiệt thảo, hạ khô thảo mỗi loại 30g.
  • Hải tảo, thổ phục linh, ý dĩ, hoài sơn đều 30g.
  • Sơn đậu căn 12g, thần khúc 15g, sơn tra 10g.
  • Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
  • Công dụng: thanh nhiệt, lợi thấp, nhuận tràng và tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc điều trị bệnh K trực tràng ở giai đoạn II và III:

  • Chích hoàng kỳ, chế thủ ô, bán chi liên đều 30g.
  • Ý dĩ và bạch hoa xà mỗi loại 30g.
  • Hoài sơn 20g, sinh địa 20g.
  • Xuyên luyện tử 10g.
  • Mang các vị thuốc đi sắc lấy nước uống hàng ngày.
  • Tác dụng: tiêu u, thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe.

Bài thuốc giúp chữa ung thư trực tràng ở giai đoạn cuối:

  • Chích hoàng kỳ, đảng sâm, hoài sơn, bán chi liên đều 30g.
  • Sơn tra, chỉ xác, trần bì, vỏ biển đậu mỗi loại 10g.
  • Xuyên luyện tử, thần khúc mỗi thứ 10g.
  • Đan sâm 20g.
  • Mang đi sắc nước để uống hàng ngày.
  • Công dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu u, khu tà.

Chữa bệnh K trực tràng bằng Đông y là phương pháp khá hiệu quả. Đây là cách điều trị an toàn và không gây ra tác dụng phụ như thuốc tây. Người bệnh cũng có thể kết hợp cả 2 phương pháp Đông-Tây y để tăng hiệu quả chữa trị.

Điều trị ung thư trực tràng bằng Đông y

Điều trị ung thư trực tràng bằng Đông y

Ung thư trực tràng giai đoạn III

Ung thư trực tràng giai đoạn III xảy ra khi bệnh đã diến biến nặng. Đây là thời điểm khối u bắt đầu di căn, gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh.

Ở giai đoạn này, bệnh cũng được chia nhỏ thành các giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn IIIA:

  • Tế bào ung thư lây lan qua lớp trong cùng tại thành ruột.
  • Tiến sâu vào mô dưới niêm mạc.
  • Lây tối đa 6 hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn IIIB:

  • Tế bào ung thư xâm lấn lớp cơ thành ruột, lớp ngoài trực tràng.
  • Lan rộng trên 7 hạch bạch huyết gần đó.

Giai đoạn IIIC:

  • Tế bào ung thư xâm lấn hạch bạch huyết, mô gần hạch bạch huyết.

Khi đến giai đoạn III của bệnh ung thư trực tràng, bệnh nhân sẽ thấy những triệu chứng sau:

  • Buồn nôn và nôn nhiều.
  • Thay đổi thói quen đại tiện.
  • Cảm giác đi ngoài không hết, tiêu chảy.
  • Đi ngoài có kèm máu đỏ tươi hay đen sẫm.
  • Hay đau bụng khó chịu.
  • Sút cân nhanh, sờ thấy khối u ở bụng.

Bệnh K trực tràng giai đoạn III rất nguy hiểm. Thời điểm này, bệnh được đánh giá là nhiều biến chứng phức tạp. Nếu chuyển sang giai đoạn cuối, chỉ có thể điều trị kéo dài sự sống. Do đó, nếu có các biểu hiện trên, người bệnh cần đi khám để tiến hành tầm soát bệnh. Thực hiện càng sớm càng tốt nhằm có được phương án điều trị bệnh hữu hiệu nhất.

Ung thư trực tràng giai đoạn III

Ung thư trực tràng giai đoạn III

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III như thế nào là điều khiến nhiều người thắc mắc. Việc lựa chọn phương pháp chữa trị phụ thuộc vào mức độ xâm lấn, kích thước khối u; đồng thời xem xét tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp như sau:

Phương pháp phẫu thuật:

  • Nhằm cắt bỏ khối u với những hạch bạch huyết lân cận.

Phương pháp hóa trị:

  • Nhằm bổ trợ sau phẫu thuật.
  • Giúp tiêu diệt triệt để tế bào ung thư còn sót sau phẫu thuật.

Phương pháp xạ trị:

  • Áp dụng sau phẫu thuật.
  • Chỉ định với trường hợp khối u kích thước lớn.
  • Khi khối u đã xâm lấn tới các mô xung quanh đại tràng.

Đối với bệnh nhân chưa đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện phẫu thuật; bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bệnh bằng xạ trị hay hóa trị đơn lẻ. Ngoài ra, còn có biện pháp hóa-xạ trị kết hợp tùy tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Chữa bệnh K trực tràng giai đoạn III cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Tiên lượng sống của bệnh nhân lúc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề tâm lý và tình trạng sức khỏe người bệnh; cũng như khả năng thích nghi với những phác đồ điều trị. Theo nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ chữa khỏi thành công khoảng 58-84%. Nhìn chung ở giai đoạn này, có thể điều trị bệnh thành công. Tuy nhiên, người bệnh cùng người thân vẫn cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý.

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III

Điều trị ung thư trực tràng giai đoạn III

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trực tràng như thế nào? Việc lựa chọn chế độ thực dưỡng phù hợp giúp tăng khả năng miễn dịch, hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên trong từng giai đoạn bệnh sẽ có những chế độ ăn uống khác nhau. Cụ thể:

Chế độ ăn ở giai đoạn phục hồi:

  • Nên uống từ 1-2 cốc sữa mỗi ngày.
  • Tăng cường rau xanh.
  • Sử dụng thực phẩm sạch, chứa nhiều Calo, Albumin, Vitamin.
  • Đặc biệt là bổ sung nhiều thức ăn chứa đạm, Axit Amin.
  • Chế biến thực phẩm dưới dạng hấp, luộc, dạng lỏng.
  • Một bữa ăn đảm bảo có đủ các chất Glucid, Protein, Vitamin, khoáng chất.
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa ăn nhẹ.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi sau khi ăn.

Giai đoạn đầu sau phẫu thuật:

  • Sử dụng loại thức ăn dễ tiêu hóa, chế biến ở dạng súp, cháo.
  • Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng.
  • Tạm thời hạn chế ăn các loại rau tạo ra khí: cải bắp,…
  • Ăn thực phẩm có dư lượng tinh bột thấp: bánh từ lúa mì, bột mì.
  • Uống nước ép trái cây hoặc ăn quả để bổ sung Vitamin.

Chế độ ăn ở giai đoạn cuối:

  • Lúc này, bệnh nhân suy nhược, khó ăn uống.
  • Có thể bổ sung nhân sâm, nấm lim xanh để cân bằng dưỡng chất.

Chế độ thực dưỡng cho người bị bệnh K trực tràng cần được lưu ý và thực hiện đều đặn. Những thực phẩm phù hợp sẽ giúp bệnh nhân tăng khả năng chống chọi lại bệnh. Để yên tâm, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng trong quá trình trị bệnh.

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư trực tràng

Chế độ ăn cho người bị ung thư trực tràng 

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều người. Theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, người bị bệnh K trực tràng cần bổ sung thực phẩm sau:

Sử dụng nghệ:

  • Chứa chất chống viêm.
  • Giúp ngăn sự phát triển của khối u, phục hồi tế bào tổn thương.
  • Vô hiệu hóa chất gây ung thư làm phá hủy DNA.

Bông cải xanh, các loại rau thuộc họ cải:

  • Giúp làm sạch những chất gây ung thư, chống lại ung thư.

Bổ sung rong biển:

  • Rong biển chứa Fucoidan là chất kháng ung thư.
  • Giúp ức chế sự tăng trưởng khối u.
  • Kích thích quá trình rụng, chết tế bào ung thư.

Ăn rau hẹ:

  • Tinh chất trong lá hẹ giúp bảo vệ cơ thể.
  • Ngăn sự xâm lấn của tế bào lạ, chống Oxy hóa gốc tự do.
  • Giảm tổn thương màng tế bào và Gen.

Bổ sung măng tây:

  • Chứa chất Glutathione, Axit Nucleic, Vitamin và một số chất thiết yếu
  • Giúp ngừa Oxy hóa, giảm nhẹ bệnh.

Ăn nhiều đậu nành:

  • Chọn ăn chế phẩm từ đậu nành như sữa, đậu phụ.
  • Đậu nành chứa Lipit Sphinganine giúp giảm sự phân chia tế bào ung thư.

Bổ sung các loại nấm:

  • Chất Polysaccharide giúp tăng cường miễn dịch.
  • Ức chế sự sinh trưởng các tế bào ung thư.

Các loại rau củ:

  • Rau lá màu xanh đậm (rau chân vịt, bí ngô).

Bột ngũ cốc nguyên hạt:

  • Chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ hoạt động tiêu hóa.

Người bị K trực tràng nên ăn các thực phẩm trên. Ngoài ra, nên bổ sung thêm khoai lang, sữa chua, quả bơ vào khẩu phần ăn.

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì?

Bệnh ung thư trực tràng nên kiêng gì?

Bệnh ung thư trực tràng nên kiêng gì? Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm tốt thì vấn đề kiêng ăn cũng rất quan trọng. Điều này giúp quá trình chữa bệnh tốt hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân ung thực tràng nên tránh:

Kiêng thực phẩm chứa nhiều chất béo:

  • Chất béo sẽ khiến cơ thể tăng hấp thụ chất gây ung thư.
  • Loại bỏ chất béo của động vật để tránh tổn thương niêm mạc.
  • Hãy thay thế dầu động vật bằng dầu thực vật.

Không nên ăn nhiều thịt đỏ:

  • Thịt đỏ chứa nhiều chất gây ung thư.
  • Nên tránh thịt đỏ được chế biến sẵn: xúc xích, lạp xưởng.

Hạn chế dùng thực phẩm được chế biến bằng cách ướp:

  • Điển hình như cà muối, dưa muối, cá hun khói, hành muối,…
  • Chúng chứa nhiều vi khuẩn gây nên bệnh.
  • Làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Không được uống rượu bia, chất kích thích và hút thuốc:

  • Chúng chứa nhiều chất gây ung thư.
  • Làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
  • Gây giảm tác dụng của thuốc trong quá trình chữa bệnh.

Tránh đồ ăn quá cứng hay quá khô:

  • Gây khó tiêu, tổn thương hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối kiêng ăn đồ mặn, cay nóng, nhiều dầu mỡ:

  • Làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh.

Bệnh K trực tràng cần kiêng ăn nhiều loại thực phẩm. Lý do bởi hệ tiêu hóa của bệnh nhân vốn đang tổn thương và nhạy cảm. Nếu ăn các loại thực phẩm này sẽ làm đau bụng, khiến bệnh tình nặng hơn.

Bệnh ung thư trực tràng nên kiêng gì?

Bệnh ung thư trực tràng nên kiêng gì?

Nấm lim xanh ngâm rượu với gì và cách sơ chế nấm lim xanh khô Đối phó với căng thẳng khi cai thuốc lá (giai đoạn 5) Mua nấm lim xanh tại Đà Nẵng chuẩn nấm lim chữa ung thư dạ dày Cách nấu nấm lim xanh khô để uống trị bệnh như thế nào hiệu quả? Các giai đoạn chuyển dạ và phương pháp giảm đau tự nhiên Nơi bán nấm lim xanh tại Quảng Bình chính hãng nấm lim rừng loại 1

Rate this post
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

thanhhuyenmt.utvn

Rate this post
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!