Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh dễ mắc khi “yêu sớm”
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý ác tính của biểu mô lát (biểu mô vảy) hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung, đứng thứ hai trong các loại ung thư sinh dục ở nữ giới về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 30 trở lên.
Số phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung đã gia tăng 39% kể từ năm 1990 đến năm 2015, từ 192.000 trường hợp tăng lên 366.000 trường hợp/năm. Tại Việt Nam (năm 2010) có 5.644 phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung, tỷ lệ mới mắc chuẩn hóa theo tuổi là 13,6/100.000 phụ nữ. Tuy tỷ lệ này thấp hơn khu vực Đông Nam Á (15,8/100.000) nhưng đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt tại một số tỉnh như Cần Thơ.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do việc sàng lọc ung thư định kỳ và có hệ thống để phát hiện sớm ung thư ở nữ giới chưa được chú trọng; đồng thời, không được điều trị kịp thời và hiệu quả khi phát hiện tổn thương tiền ung thư.
“Thủ phạm” gây ung thư cổ tử cung
Nguy cơ tiên phát của ung thư cổ tử cung là do nhiễm một hoặc nhiều type Human Papillomavirus (HPV – lây qua đường tình dục). Khoảng 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời, từ 20-30 tuổi là độ tuổi có tỷ lệ nhiễm cao nhất, có thể lên đến 20-25% trong quần thể. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung liên quan chặt chẽ với tỷ lệ nhiễm HPV.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư cổ tử cung như do điều kiện dinh dưỡng, kinh tế xã hội thấp, sinh con nhiều, vệ sinh vùng kín không đúng, quan hệ tình dục sớm hoặc với nhiều người, viêm cổ tử cung mạn tính, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục; hút thuốc lá, đái tháo đường sử dụng thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp kéo dài (trên 10 năm), nhiễm HIV, HSV-2.
Mối nguy hại do ung thư cổ tử cung gây ra
Ung thư cổ tử cung không chỉ gây ra gánh nặng bệnh tật cho người bệnh, gia đình, hệ thống y tế mà còn gây ra gánh nặng cho toàn xã hội. Theo thống kê (2012), tổng gánh nặng trực tiếp khoảng 1.755 tỷ đồng, xếp thứ 4 và chiếm khoảng 0,015% GDP; gánh nặng gián tiếp khoảng 418 tỷ đồng, xếp thứ 5 trong số 6 loại bệnh ung thư thường gặp nhất.
Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm có thể giảm tỷ lệ tử vong và gánh nặng cho gia đình, xã hội. Đó là do thời gian hình thành và tồn tại tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung tương đối dài, yếu tố nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khác được xác định.
Đa số trường hợp bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị các thương tổn tiền ung thư cổ tử cung, bởi bộ phận tử cung có thể tiếp cận trực tiếp để quan sát, thăm khám, lấy bệnh phẩm và thực hiện các can thiệp điều trị.
Nguồn báo:
http://news.zing.vn/benh-ung-thu-nguy-hiem-phu-nu-de-mac-khi-yeu-som-post774256.html
Bài viết tương tự
Giải pháp nào cho người bị lệch đĩa đệm trong mùa dịch Covid-19? Bí quyết kiểm soát hiệu quả 3 yếu tố quan trọng của bệnh đái tháo đường Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày) Bệnh mất ngủ ở phụ nữ: Nguyên nhân, tác hại và cách điều trị Bà bầu ăn nho khô: Vui miệng, giảm buồn nôn Nấm cây lim xanh và hình ảnh công dụng cách dùng nấm lim hiệu quảBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư cổ tử cung với nguyên nhân và biểu hiện ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn K cổ tử cung. Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung. Phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung ra sao? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn…
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần đi khám ngay
- Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung từ virut HPV
- Ung thư cổ tử cung – có khả năng điều trị dứt điểm?
- 7 phụ nữ Việt tử vong mỗi ngày vì ung thư cổ tử cung
- Những lo ngại về văcxin ngừa ung thư cổ tử cung