Bí quyết sống tốt sau chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày

Bí quyết sống tốt sau chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày

Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày khi phát hiện bệnh đã rất sốc, rơi vào trạng thái suy sụp và tuyệt vọng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự tiến triển của bệnh và hiệu quả điều trị. Vậy làm cách nào để sống tốt sau khi phát hiện bệnh?

Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày khó chấp nhận sự thật

Ông Nguyễn V. N ở Phú Xuyên, Hà Nội quanh năm làm bạn với đồng ruộng, lấy chén rượu làm niềm vui mỗi ngày. Một thời gian, ông thấy vùng dạ dày thường xuyên bị đau tức nhưng ông không đi khám. Khi nào đau quá, ông N ra hiệu thuốc ở gần nhà mua ít thuốc giảm đau về dùng, thấy đỡ lại thôi.

ung thư dạ dày

Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày khó chấp nhận sự thật khi phát hiện bệnh

Sau đó, ông N cũng đã đi khám và được bác sỹ kết luận ông bị trợt loét dạ dày. Tuy nhiên, khi chưa uống hết liệu trình thuốc được kê, ông N thấy đỡ nên không dùng nữa.

Sau một thời gian, tình trạng bệnh của ông N chuyển biến nặng hơn. Ông thấy khó tiêu, chướng bụng, mệt mỏi, chán ăn, bụng đau âm ỉ và cơ thể gầy rộc. Các con ông N đã đưa ông đi khám lại, bác sỹ kết luận ông đã bị ung thư dạ dày. Ông N khi nhập viện vẫn chưa biết tình trạng bệnh nhưng ông đã lờ mờ đoán được mức độ nghiêm trọng. Phản ứng của ông rất dữ dội, ông nói với các con nếu bị ung thư ông sẽ tự tử luôn. Do đó, các con ông phải nhờ bác sỹ che dấu về tình trạng bệnh của ông.

Tại một buồng bệnh khác của bệnh viện đa khoa tại Hà Nội, chị N.M.H cũng đang chăm sóc chồng vừa trải qua ca phẫu thuật cắt dạ dày vì bị ung thư. Tuy nhiên, gia đình vẫn không cho người bệnh biết, bởi theo chị H nói: “Tâm lý anh ấy không ổn định, luôn lo lắng lắm, chỉ sợ anh ấy biết bệnh thì không phải chết vì ung thư mà chết vì sợ hãi”.

Bệnh ung thư dạ dày là một trong những bệnh rất phổ biến ở Việt Nam. Tại Hà Nội, căn bệnh này đứng thứ hai trong các bệnh ung thư.

Làm cách nào để ổn định tinh thần sau khi phát hiện bệnh?

+ Củng cố tinh thần mạnh mẽ

Rất nhiều người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân khó chấp nhận được sự thật khi biết tình trạng bệnh. Có ý kiến đưa ra rằng, có nên giấu bệnh với người nhà bệnh nhân hay không? Hầu hết câu trả lời đều là cần nói rõ về bệnh tình cho người nhà bệnh nhân biết, đồng thời nói cho họ biết cần làm những gì để giúp người bệnh có thêm nghị lực chiến đấu với bệnh tật.

ung thư dạ dày

Tinh thần là yếu tố quan trọng để chiến thắng bệnh tật

Trong một nghiên cứu của Đại học Golden Pavilion ở London, Anh về nhóm đối tượng mắc bệnh ung thư vú cho thấy, những bệnh nhân có tinh thần lạc quan, nghị lực chiến đấu mạnh mẽ có đến 80% có thể sống trên 10 năm. Tỷ lệ này ở những người bình tĩnh đối mặt và điều trị là 33%. Những bệnh nhân có suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng thì có 20% có thể sống trên 10 năm.

Do đó, người nhà và bệnh nhân cần bĩnh tĩnh đối mặt, phối hợp với bác sỹ để có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả và chăm sóc người bệnh thật tốt.

+ Tìm hiểu về chẩn đoán bệnh

Bệnh ung thư có đến hơn 100 loại bệnh khác nhau. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ về bệnh ung thư mà mình mắc phải từ nguyên nhân, triệu chứng, tiến triển đến quá trình chẩn đoán và điều trị. Điều này giúp bệnh nhân và người nhà có cách chăm sóc cho sức khỏe để người bệnh đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị và nhanh chóng hồi phục hơn.

Khi thăm khám, nên hỏi bác sỹ về tất cả những vấn đề liên quan đến bệnh, đặc biệt nên hỏi về cơ hội phục hồi và nhấn mạnh vai trò của yếu tố tinh thần đối với cơ hội sống của người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân và người nhà nên tìm kiếm thông tin về bệnh trên Internet qua các trang thông tin có uy tín.

+ Tìm đến chăm sóc y tế

Người bệnh nên thăm khám và điều trị tại những bệnh viện có chuyên khoa ung bướu trên cả nước. Tại đây, các bác sỹ có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực này, giúp bệnh nhân tăng cơ hội điều trị thành công.

+ Động viên người bệnh sống lạc quan

Đối với bệnh nhân ung thư, người thân, bạn bè có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tinh thần cũng như tài chính cho người bệnh.

Người thân nên khuyến khích bệnh nhân tham gia một câu lạc bộ nào đó với những người cùng mắc bệnh để nhận được sự đồng cảm, chia sẻ và học hỏi được kinh nghiệm chiến thắng bệnh tật từ những người cùng mắc bệnh.

Nếu người bệnh ung thư vẫn đi lại và tham gia các hoạt động như làm việc, chăm sóc gia đình được thì nên để bệnh nhân tự làm. Đồng thời, khuyến khích người bệnh làm những việc họ yêu thích như đọc sách, nghe nhạc, thiền, đi shopping…

Nguồn báo:

http://dantri.com.vn/suc-khoe/sau-tin-du-ung-thu-da-day-lam-sao-cham-nguoi-benh-tot-1416306987.htm

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân điều trị ung thư Mẹo làm giảm mỡ bụng hiệu quả nhất Điểm danh 5 cách giúp tăng cường trí nhớ Con người thọ hơn nhưng không khỏe bằng trước Thảo dược hiếm có trong thuốc giảm cân áo đình Công dụng nấm lim xanh cách chế biến nấm lim xanh Tiên Phước

5/5 - (55 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

Từ khóa: , ,
5/5 - (55 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!