Quẩn quanh quản lý Salbutamol – chất độc gây ung thư
- “Chiều cao” và “ung thư” có liên quan với nhau?
- 10 năm nghị lực chống chọi với căn bệnh ung thư máu của cô gái trẻ
- 3 “bảo bối” chống ung thư hiệu quả
- 4 loại hạt giúp ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả nhất
Nhập khẩu 9,1 tấn, sử dụng đúng mục đích 10kg?
Trước tình hình sử dụng tràn lan những chất cấm trong chăn nuôi trong đó đặc biệt là salbutamol, một loại chất độc gây ung thư nhiều nhà khoa học đa bức xúc bởi người dân phải chịu trận. Tại cuộc họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố sơ kết 3 tháng cao điểm về an toàn thực phẩm (ATTP) diễn ra vào đầu tháng 3-2016 tại Bộ NN&PTNT, Đại tá Phan Mạnh Thông, Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát môi trường thông tin, trong 2 năm 2014 và 2015, qua kiểm tra cho thấy, Bộ Y tế đã cấp phép nhập khẩu salbutamol cho 20 doanh nghiệp. Trong đó, đã có 16 doanh nghiệp nhập khẩu về với khối lượng 9.100kg. Kiểm tra kho hàng của các công ty nhập khẩu cho thấy, chỉ còn khoảng 3 tấn, như vậy 6 tấn đã bán ra thị trường. Trên thực tế, việc sử dụng salbutamol đúng mục đích chỉ được hơn 10kg.
Trước thông tin 10kg salbutamol được sử dụng không đúng mục đích Bộ Y tế đã lên tiếng giải trình. Bộ hồi đáp sẽ quản lý tốt loại chất độc gây ung thư này. Lý giải thêm, đại diện Bộ Y tế cho hay, đối với lĩnh vực y tế, salbutamol là hoạt chất được sử dụng làm thuốc điều trị từ nhiều năm nay. Nguyên liệu salbutamol, thuốc chứa salbutamol rất cần thiết cho công tác điều trị, tuy nhiên chưa được đưa vào danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Việc nhập khẩu nguyên liệu salbutamol làm thuốc thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29-12-2010. Salbutamol sẽ được xem xét nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của các doanh nghiệp. Trong khi đó, đối với lĩnh vực chăn nuôi, ngày 4-9-2014, Bộ NN&PTNT mới ban hành Thông tư 28/2014/TT-BNNPTNT về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam, trong đó có salbutamol. “Thông tư này Bộ Y tế không được tham khảo ý kiến cũng như không nhận được từ Bộ NN&PTNT khi ban hành để phối hợp quản lý”, đại diện Cục Quản lý dược – Bộ Y tế khẳng định.
Qua điều tra nhiều công ty được phép nhập khảu salbutamol nhưng đã tiêu thụ không đúng cách, gây nguy hiểm cho xã hội.. Có thể thấy, việc cấp phép nhập khẩu và hậu kiểm các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt chất gây độc salbutamol không được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó, sự phối hợp giữa các bộ, ngành mà chủ yếu là Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế còn quá lỏng lẻo. Hậu quả của sự tréo ngoe (một bên cấm sử dụng trong chăn nuôi cung cấp thực phẩm cho người, một bên cho nhập để làm thuốc chữa bệnh cho người) là thời gian qua, hàng chục triệu người tiêu dùng Việt Nam đã ăn thịt lợn có chất cấm gây ung thư.
6 triệu con lợn đã ăn chất cấm
Việc chăn nuôi lợn sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu sử dụng chất kích thích song chúng gây nguy hiểm bởi lượng hóa chất còn tồn dư trong thịt. Ở giai đoạn kích nạc (khoảng 80kg), mỗi ngày một con lợn tiêu thụ hết 3,3kg thức ăn. Như vậy, trong tháng tăng trọng này, mỗi con sử dụng hết khoảng 100kg cám có trộn chất cấm. Trong khi đó, mỗi kilogram chất cấm (sabultamol) nguyên chất thường được pha với 100 tấn thức ăn chăn nuôi. Vậy với 6 tấn chất cấm đang trôi nổi ngoài thị trường sẽ có khoảng 600.000 tấn thức ăn cho lợn có chứa chất cấm. Với lượng thức ăn này đủ để “tạo nạc” cho 6 triệu con lợn, chiếm trên 20% tổng đàn lợn của cả nước. Dù thời gian qua, Thanh tra Bộ NN&PTNT phối hợp cùng Cục Cảnh sát môi trường vào cuộc, kiểm tra phát hiện nhiều doanh nghiệp có hành vi sử dụng salbutamol trong sản xuất thức ăn, nhưng qua “cao trào” thì tình trạng này lại “nóng”. Đặc biệt, các đối tượng buôn bán, sử dụng ngày một tinh vi hơn, tìm nhiều cách qua mặt lực lượng kiểm tra.
Người chăn nuôi bị xúi giục sử dụng chất cấm trong khi không biết tác hại thực sự của chúng. Thậm chí, chất cấm được trộn sẵn vào thức ăn chăn nuôi từ dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp… Hay vừa rồi, cơ quan chức năng ở Vĩnh Long còn phát hiện người dân mua viên chống hen suyễn cho người (có thành phần là salbutamol) về tán ra cho lợn ăn. Theo ông Phạm Tiến Dũng, cần phải làm thật nhanh, ráo riết, mới chặn được tình trạng này. Phải truy tìm xem trang trại nuôi nào, mua từ đâu, ai cung cấp, thủ đoạn ra sao… Đó là chất cấm, người dân mua về để trộn, các công ty “khuyến mãi” để tăng doanh số hay là thương lái ép phải dùng? Đặc biệt, từ ngày 1-7 tới đây, Bộ luật Hình sự sửa đổi chính thức có liệu lực sẽ có tính răn đe với các đối tượng có ý định vi phạm. Trong đó, nếu đối tượng sản xuất, kinh doanh chất cấm có thể bị phạt 100 triệu đồng – 1 tỷ đồng, phạt tù 1-5 năm; vận chuyển phạt 200 triệu đồng, xử tù 1-5 năm; sử dụng chất cấm bị phạt 200-500 triệu đồng, xử tù 1-5 năm. Nếu có tình tiết tăng nặng có thể đến 20 năm tù.
Nguồn:http://anninhthudo.vn/xa-hoi/quan-ly-chat-doc-gay-ung-thu-salbutamol-bo-nganh-da-nhau-nguoi-dan-lanh-du/668896.antd
Bài viết tương tự
Tại sao mẩn ngứa nổi cục như muỗi đốt và cách trị an toàn tại nhà Đau lưng sau khi gây tê tủy sống phải làm sao và cách xử lý Alcohol Doctor – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp bảo vệ gan, giải rượu Tình trạng da nổi đốm trắng không ngứa là sao Và cách điều trị như thế nào Bị đau lưng sau khi hút thai, uống thuốc phá thai và bị xảy thai Nấm chữa ung thư: Tác dụng, cách dùng nấm lim xanh rừng chữa bệnhBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư biểu mô với nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị
Ung thư biểu mô với nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị. Các giai đoạn, cách phòng chống, phương pháp điều trị K biểu mô. Các dạng bệnh K biểu mô: tế bào đáy, vảy, khoang miệng, ống, tiểu thùy xâm lấn; tuyến dạ dày, đại tràng, vỏ thượng thận. Ung thư biểu mô…
- Ung thư khí quản với triệu chứng từng giai đoạn và điều trị K khí quản
- Ung thư amidan với triệu chứng và thực phẩm điều trị bệnh K amidan
- Tác dụng cây nấm lim xanh chữa ung thư thế nào? Báo Dân Trí
- Bán cây xạ đen tại HCM giá bao nhiêu? Tác dụng chữa bệnh của xạ đen
- Cách chữa bệnh bằng cây xạ đen và cách nhận biết cây xạ đen Hòa Bình
- Xạ đen có gây vô sinh không? Tác hại của cây xạ đen tươi như thế nào?