Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 13)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 13)

Bệnh ung thư ngày nay cần được điều trị kịp thời để tránh chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Tuy nhiên, nhiều người người vẫn chưa biết tác dụng phụ của điều trị và các vấn đề phổ biến của ung thư để có chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư một cách hợp lý.

3. Chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân sau điều trị ung thư

3.3. Tác dụng phụ của điều trị và các vấn đề phổ biến của ung thư

Rụng răng làm cho miệng bệnh nhân nhạy cảm hơn với vị lạnh, nóng và ngọt do đó thức ăn cho bệnh nhân nên để ở nhiệt độ phòng.

Teo niêm mạc nhày, gây ra khó nuốt và khó ăn gây khô miệng. Dùng chất thay thế nước bọt, lip balm, kẹo và kẹo cao su không đường, nước thịt, nước sốt. Tăng lượng dịch và dùng thức ăn mềm hơi ướt như súp, cháo, phở bún. Uống một ngụm nước mỗi miếng ăn. Cắt nhỏ thức ăn, ăn kem cũng dễ chịu. Cho ăn thức ăn mềm, thức ăn xay nghiền. Bệnh nhân răng kém và sâu răng nên tránh ăn ngọt và dùng flor natri 3 lần/ngày, chăm sóc răng miệng nhiều lần trong ngày. Nước bọt dầy làm sâu răng nặng lên: dùng ít bánh mỳ, sữa, thức ăn gelatin và dầu nên nghiền thức ăn như quả chín và rau.

Đau miệng đau họng (viêm niêm mạc, viêm thực quản, viêm miệng) do chảy máu hoặc tổn thương bộ phận. Đau và viêm là phổ biến. Điều chỉnh dạng chế biến đặc hoặc loãng của thức ăn là cần thiết. Cho ăn chế độ ăn nhạt (bland) cho ít gia vị vào thức ăn. Cho bệnh nhân xúc miệng bằng nước và NaHCO3. Tránh nước quả chua (nhiều acid), thức ăn mặn hoặc súp mặn, bánh mỳ và ngũ cốc có nhiều hạt. Nghiền thịt, dùng chế độ ăn làm mềm cơ học khi cần thiết. Cho uống nước quả nhiều bằng ống hút – lạnh hoặc ấm. Có thể dùng kem và thức ăn lỏng lạnh, chia nhỏ bữa ăn tốt hơn. Cho bệnh nhân swish lidocain vào miệng trước bữa ăn.

Đau miệng đau họng - Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đau miệng đau họng – Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Mất cảm giác ở miệng là không quan tâm đến thức ăn, và ghét ăn uống, Nhấn mạnh vào mùi và màu của thực phẩm. Cung cấp nhiều loại thực phẩm và trang trí khi chế biến thức ăn. Những thức ăn có tính acid như chanh giúp cơ thể kích thích khả năng của bệnh nhân thưởng thức vị thức ăn. Sử dụng thức ăn và nước sốt, nước chấm có mùi nhièu. Cho bệnh nhân thử ăn sữa shake có vị cà phê hoặc bạc hà. Rau tươi, bánh mỳ đặc biệt, các loại snack có mùi nặng (highly flavor), dầu olives và các loại dưa muối pickle là những thức ăn rất được bệnh nhân đón nhận. Thêm nước sốt vào thịt.

Trầm cảm và thuốc gây ra biếng ăn, do hệ dạ dày ruột bị kiệt sức, do thay đổi cảm giác hay khối u. Tình trạng này dẫn đến cachexia. Hội chứng cachexia biếng ăn do rất nhiều yếu tố gây ra; thay đổi chuyển hóa glucose cũng là một trong những yếu tố. Cho ăn ít, thường xuyên và dùng thêm thuốc bổ sung cho bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân cách tăng năng lượng và lượng protein trong khẩu phần ăn. Khi có thể tăng cường thực phẩm. Giảm đau các triệu chứng trước bữa ăn khi có thể.

Cân nặng bị sụt có thể được điều trị bằng cách tăng chất béo vào thực phẩm, sữa bột vào khoai tây, hoặc thêm đường vào cà phê, ngũ cốc. Cho ăn bữa nhỏ, tăng số lần, cho bệnh nhân ăn những món họ thích ăn. Cho ăn 40-50kcal/kg khi bệnh nhân bị cạn kiệt. Thêm nước sốt nhiều chất béo (cream), hoặc thịt, pho mát vào thịt hầm, nước thịt hầm.

Ỉa chảy hay táo bón điều trị bằng cách thay đổi xơ và dịch trong bữa ăn. Phải xác định xem có không dung nạp lactose thứ phát do tiến trình bệnh tật hoặc do dùng thuốc hoặc dùng tia xạ. Giảm thức ăn nhiều mỡ; tăng dịch và kali. Cho ăn thức ăn hơi lạnh hoặc ở nhiệt độ phòng. Đánh giá tất cả các thuốc điều trị cẩn thận. Sữa nếu dung nạp được thì dùng cũng rất tốt. Hoa quả, rau và gạo không xay xát kỹ cũng rất tốt.

Không thích một số vị: đối với một số bệnh nhân, những thấp hơn đối với ure gây ra ghét ăn thịt; những bệnh nhân này có thể nói thịt có mùi thối rữa. Thay thế bằng sữa, pho mát, trứng, bơ, nhóm đậu đõ, thịt gia cầm, cá. Ngoài ra, bệnh nhân giảm khả năng cảm giác vị muối và đường. Thêm các gia vị khác khi chế biến, thêm muối và đường khi chế biến; tuy nhiên chú ý không cho ăn nhiều thức ăn ngọt thay thế các thức ăn nhiều dinh dưỡng khác. Một số bệnh nhân lại có tình trạng “quá cảm với mùi” và có nhiều núm vị giác, làm tăng nhạy cảm với vị ngọt và chua; một số thì bình thường; một số không có cảm giác về vị, không ngửi thấy vị của thức ăn. Đảm bảo đủ lượng kẽm trong khẩu phần.

Thích ăn thức ăn lạnh: Đối với những bệnh nhân thích ăn thức ăn lạnh thường đường chấp nhận hơn là thức ăn nóng. Uống nước lạnh và nước lọc, nước có gass, kem, gelatin, dưa hấu, nho, dưa chuột gọt vỏ, thịt hơi lạnh, kem, hạt rang muối. Cho ăn bổ sung (supplement) giữa các bữa ăn chính. Dùng các loại thức ăn nhẹ như pudding..

Có thể chữa buồn nôn bằng cách hít thở sâu, khoai tây rán để lạnh, hoặc uống ngụm nước có gas. Có gắng ăn bữa ăn ít món nước (uống nước giữa bữa ăn). Có gắng các biện pháp làm dịu bớt căng thẳng. Antivert hoặc một số thuốc khác có thể có tác dụng. Ăn bữa nhỏ, sáu đó nghỉ ngơi. Luôn có sẵn bánh cracker hoặc khoai tây rán. Giảm thức ăn nhiều mỡ. Một số người thích vị chanh hơn nước uống vị ngọt.

Nếu việc điều trị gián đoạn bữa ăn chính, bữa tối là khoảng thời gian tốt nhất để ăn bù, luôn để sẵn đồ ăn trong bếp. Điều trị đau, cho thuốc giảm đau trước bữa ăn hoặc cho bệnh nhân ăn khi ít bị đau nhất. khuyến khích bệnh nhân thử ăn lại khi thời gian trôi đi. Thử các feedback sinh học hoặc giãn cơ. Cảm thấy bị cô đơn có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống. Ăn cùng mọi người có thể tăng lượng khẩu phần ăn vào. Khuyến khích khách đến thăm mang theo quà là thức ăn.

Để tránh bệnh nhân mệt hơn, thức ăn nên chế biến ở dạng ít cần phải nhai. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi thường xuyên đặc biệt là trước bữa ăn. Trong trường hợp có kém hấp thu, bữa ăn từng yếu tố chỉ có thể được dùng khi bệnh nhân có hồi tràng hỗng tràng vẫn còn nguyên. Nuôi ăn đường tĩnh mạch chỉ dùng trong một số trường hợp, cân nhắc nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu bệnh nhân có nuốt khó, cho ăn thức ăn ướt. Thêm nước sốt, nước thịt hầm vào thức ăn. Một số bệnh nhân dung nạp thức ăn hơi đặc/cứng/rắn (semisolid) hơn là thức ăn lỏng. Bệnh nhân nên uống từng ngụm dịch trong suốt bữa ăn. Để phòng sặc, bệnh nhân cần đặt thìa súp dưới lưỡi. Một số bệnh nhân thấy nghiêng đầu cũng có hiệu quả. Nếu đồ uống không dung nạp tốt (khi nghẹn, ho khi nuốt), làm đặc dịch cũng cho thấy có hiệu quả.

Trên đây là những tác dụng phụ của điều trị và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tương ứng, tuy nhiên để vẫn còn một số tác dụng phụ cần được biết đến

Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện để chống bệnh ung thư để có kết quả điều trị bệnh tốt hơn. (còn tiếp).

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html

Xem thêm:

Yếu Sinh Lý Bệnh Tiểu Đường Là Gì Và Có Nguy Hiểm Không? Diệp hạ châu hỗ trợ điều trị viêm gan B 8 cách trị ho cho bà bầu an toàn hiệu quả nhanh tại nhà ƯU ĐÃI 11/11 Đông Trùng Hạ Thảo Vietfarm MUA 3 TẶNG 1 – Dành Trọn Yêu Thương Cho Người Mình Yêu Cây mật gấu Bạn có biết: Nấm lim xanh bao nhiêu tiền 1 kg?

5/5 - (88 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

5/5 - (88 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!