Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh tiểu đường

Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh tiểu đường

Hiện nay những người bệnh tiểu đường có thể kiểm soát lượng đường trong máu của mình, mà không cần sự hỗ trợ của y tế, nếu như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với lối sống lành mạnh.

Dưới đây là một vài điều cần chú ý dành cho bệnh nhân tiểu đường:

Chế độ ăn hợp lý

Một trong những yếu tố quan trọng giúp điều trị bệnh tiểu đường thành công đó là có một chế độ ăn hợp lý. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

bệnh tiểu đường

Một chế độ ăn hợp lý là yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường

Ăn nhiều bữa nhưng không phải là tăng lượngĂn uống cần có quy luật, một ngày ít nhất ăn ba bữa, hơn nữa phải đúng giờ, đúng lượng, giữa hai bữa cách nhau 4 – 5 tiếng đồng hồ. Các chuyên gia y tế khuyên, người tiểu đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 – 6 bữa). Đặc biệt, là không có một thực đơn chung cho mọi bệnh nhân tiểu đường vì mỗi bệnh nhân có sở thích ăn uống khác nhau, mức độ hoạt động thể lực khác nhau, mức đường trong máu khác nhau và cách sử dụng thuốc khác nhau.

Người bị bệnh tiểu đường được khuyên nên ăn vừa phải và chia làm nhiều bữa, nhưng điều đó không có nghĩa là phải tăng thêm lượng. Bởi việc này sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Không nên chọn những đồ ăn vặt có chứa nhiều dầu, mỡ như lạc, hạt dưa… làm đồ ăn cho bữa phụ.

Lựa chọn các loại thực phẩm

Với bệnh nhân tiểu đường, thực phẩm và chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo dinh dưỡng và ổn định đường huyết, bao gồm thực phẩm thuộc nhóm tinh bột, nhóm rau xanh.

Với nhóm tinh bột: Có một số loại tinh bột nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, Omega 3 – các chất cần thiết để tăng cường vành động mạch, hạn chế huyết áp cao và ổn định đường huyết. Với nhóm rau xanh: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung nhiều loại rau xanh: mướp đắng, cà chua, đậu begal… Tuy nhiên, có một số loại rau và trái cây, người tiểu đường nên hạn chế: khoai tây, củ từ, khoai lang…

Nhiều người quan niệm, thịt là protein còn cơm mới là đường, vì vậy, ăn nhiều thịt không thể khiến lượng đường trong máu tăng cao. Tuy nhiên, trên thực tế, thịt vào trong cơ thể cũng có thể chuyển biến thành đường và cung cấp mỡ. Chính vì thế, người tiểu đường cần điều chỉnh trong việc lựa chọn các nhóm thực phẩm trong chế độ ăn của mình.

Chọn những loại hoa quả có lượng đường thấp

Trái cây là nguồn dinh dưỡng rất quan trọng cho người mắc tiểu đường. Ở hoa quả, chỉ số sinh đường (là tốc độ và khả năng tăng lượng đường trong máu sau khi ăn mỗi một loại thực phẩm) không cao, hơn nữa hoa quả giàu vitamin, muối vô cơ và chất xơ thực vật nên rất tốt cho người bị tiểu đường. Việc định lượng thích hợp và chọn các loại hoa quả có chỉ số sinh đường không cao như bưởi, cam, nho, táo, dâu tây… sẽ giúp ích cho người tiểu đường rất nhiều trong việc cải thiện sức khỏe.

Với chế độ dinh dưỡng hợp lý người bệnh có thể đảm bảo kiểm soát được lượng đường trong máu một cách hiệu quả. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng phù hợp và hiệu quả, nhằm chống lại bệnh tiểu đường.

Nguồn: http://thethaovietnam.vn/dinh-duong/nhung-dieu-benh-nhan-tieu-duong-can-chu-y-429-150114.html

Xem thêm:

Đinh hương là gì? 10 Công dụng tuyệt vời của đinh hương Bênh loét da day ta trang hp Những công dụng tuyệt vời của nấm lim xanh Bồ Công Anh: Bất ngờ với 9 tác dụng THẦN KỲ của bồ công anh Đau dạ dày Cách làm đẹp da nhờ nấm lim xanh

5/5 - (74 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

5/5 - (74 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!