Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 5)
- Bệnh nhân xạ trị ung thư nên ăn gì để có sức khoẻ tốt?
- Bệnh nhân ung thư trực tràng nên ăn gì thì tốt nhất?
- Các nguyên nhân dẫn đến ung thư mà bạn không ngờ đến
2. Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
2.1. Một số điểm mấu chốt
Chế độ ăn là một trong những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển ung thư. Sự phát triển của ung thư có thể làm tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng do chính bệnh ung thư hoặc hiệu quả điều trị. Cân nặng bị giảm có thể làm tăng tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong liên quan đến điều trị ung thư. Việc tư vấn dinh dưỡng đúng là một thành phần trong kế hoạch điều trị bệnh nhân ung thư.
2.2. Lời khuyên dinh dưỡng trong phòng chống bệnh ung thư
Theo khuyến nghị của COMA (DH 1998), để giảm một số loại ung thư phổ biến nhất, cần:
– Duy trì cân năng hợp lý với BMI trong khoảng 20-23;
– Ăn nhiều loại hoa quả và rau (ít nhất 300 gam/ngày);
– Ăn nhiều loại ngũ cốc, chủ yếu ở dạng không chế biến (là nguồn polysaccharide không phải là tinh bột (xơ);
– Không ăn quá nhiều thịt các loại, khoảng 100 gam/ngày;
– Uống rượu hoặc đồ uống có cồn với số lượng vừa phải;
– Không uống bổ sung carotene và các vi chất dinh dưỡng khác với liều cao như là biện pháp phòng ngừa, vì người ta không nghĩ rằng việc đó là không có nguy cơ.
2.3. Chế độ ăn trong chăm sóc bệnh ung thư
Kể từ khi bệnh nhân được chuẩn đoán ung thư, dinh dưỡng là một phần quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân. Ung thư có thể ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng, ngược lại tình trạng dinh dưỡng kém ảnh hưởng đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống. Bác sĩ dinh dưỡng làm việc trong lĩnh vực ung thư có vai trò sống còn trong việc đảm bảo quản lý các vấn đề dinh dưỡng của bệnh nhân là một phần trong chăm sóc nhiều mặt của bệnh nhân ung thư và đảm bảo bệnh nhân nhận được sự chăm sóc mà họ cần thiết.
2.4. Các biến đổi dinh dưỡng khi mắc bệnh ung thư
Trong quá trình bị bệnh ung thư, bệnh nhân có nguy cơ bị suy kiệt rất cao vì ảnh hưởng về thể chất và tinh thần. Quá trình điều trị gây ra:
– Sự phát triển của khối u làm tăng tốc độ chuyển hóa và do vậy làm tăng nhu cầu năng lượng;
– Triệu chứng cơ năng như:đau, nuốt khó, nôn, ỉa chảy có thể làm giảm khẩu phần ăn, giảm hấp thu và tăng mất chất dinh dưỡng;
– Ảnh hưởng về tâm lý khi bị chẩn đoán ung thư sẽ gây ra lo lắng, và hoặc buồn rầu, trầm cảm, làm giảm cảm giác ngon miệng;
– Điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ. Hậu quả về dạ dày ruột như mệt mỏi, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau… có ảnh hưởng ngược đến khẩu phần dinh dưỡng và các vấn đề khác như thay đổi vị, nuốt khó, nhiễm khuẩn và rò có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng.
Quá trình điều trị gây ra nguy cơ mất cân bằng và suy dinh dưỡng rất cao. Khoảng 40% bệnh nhân ung thư có suy dinh dưỡng protein năng lượng và một số nhóm nguy cơ cao như bệnh nhân ung thư cổ, đầu, có đến 80% bệnh nhân có các mức độ suy dinh dưỡng khác nhau. Hậu quả không tốt đến tỉ lệ biến chứng và tiên lượng bệnh trong thời gian hồi phục sau mổ. Ở bệnh nhân ung thư, suy dinh dưỡng đồng thời có ảnh hưởng đến điều trị ung thư vì liều thuốc hóa trị liệu tính trên trọng lượng cơ thể và bệnh nhân nhẹ cân sẽ không được dùng đủ liều. Bệnh nhân yếu giảm khả năng chịu đựng tác dụng phụ và bị tăng tình trạng nhiễm độc.
Do vậy, mục tiêu quan trọng trong chăm sóc bệnh nhân ung thư là phòng ngừa và điều trị tình trạng suy kiệt dinh dưỡng để duy trì sức mạnh thể chất và chất lượng cuộc sống càng lâu càng tốt. Cách thức để mang lại hiệu quả sẽ thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau nhưng cơ bản bao gồm:
– Đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và nước theo cách thức sẽ tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của bệnh nhân theo từng cách thích hợp cho mỗi cá thể trong quá trình bệnh.
– Phục hồi các thiếu hụt về dinh dưỡng nếu xảy ra.
– Hạn chế tối thiểu hậu quả về dinh dưỡng của các triệu chứng và các biến chứng do điều trị.
– Bắt đầu hỗ trợ dinh dưỡng nếu khẩu phần không đủ.
– Xem lại hiệu quả của các can thiệp dinh dưỡng và điều chỉnh khi cần thiết.
Trên đây là một số lời khuyên khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư và các biến đổi dinh dưỡng khi mắc ung thư cùng cách chăm sóc cho bệnh nhân ung thư bạn nên tham khảo ( còn tiếp).
Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html
Bài viết tương tự
3 bài thuốc nam kiềm chế tiểu đường hiệu quả KÊ HUYẾT RỒNG 11 cách hãm tinh khi quan hệ kiềm chế xuất tinh sớm hiệu quả Chè dây Sapa TRỊ MỤN VỚI KIM NGÂN HOA Tác dụng của nấm lim xanh hỗ trợ điều trị bệnh gout và cách dùngBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Những thực phẩm có khả năng chống ung thư hàng đầu
Rau bắp cải: Bắp cải được xem là một loại rau thuốc do có tác dụng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Hợp chất Indole-3-carbinol trong bắp cải có thể chống lại sự phát triển của bệnh ung thư vú. Indole-3-carbinol chuyển đổi các ảnh hưởng có hại của estrogen thành một hợp chất hữu…
- 3 “bảo bối” chống ung thư hiệu quả
- Sử dụng hành tây giúp giảm nguy cơ ung thư
- Chế độ ăn uống khoa học cho người bệnh ung thư sớm bình phục
- Chế độ ăn hợp lý cho người bệnh ung thư
- Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư kéo dài tuổi thọ
- Loại dầu có khả năng diệt 90% tế bào ung thư hiệu quả