Người Việt bị bệnh tiểu đường tăng 300% trong 10 năm
- 10 loại thực phẩm ẩn chứa nguy cơ gây ung thư
- 10 điều quan trọng cần biết về virus gây ung thư cổ tử cung
- 12 dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm ai cũng cần phải biết
Theo thông tin từ thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Cường – nguyên bác sĩ tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, người bị bệnh tiểu đường đang gia tăng với tốc độ rất nhanh. Trong vòng 10 năm đã số bệnh nhân tiểu đường tăng 300%.
Tuy nhiên, tổng số trường hợp bị bệnh tiểu đường hiện nay thống kê được mới chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, có khoảng 65% người bị tiểu đường chưa phát hiện ra bệnh.
Theo thạc sĩ Cường, bệnh tiểu đường chưa được quan tâm đúng mức, bản thân bệnh nhân cũng không coi trọng bệnh này và chỉ khi nào đi tiểu ra đường, có kiến bu mới nghĩ là bệnh. Thạc sĩ Cường cũng cho biết, bệnh tiểu đường là một bệnh nguy hiểm, biến chứng tim mạch tăng gấp 2-3 lần.
Người gầy bị bệnh tiểu đường mức độ nguy hiểm sẽ cao hơn
Bệnh tiểu đường thường được chẩn đoán muộn, có trường hợp phát hiện bệnh sau cả chục năm từ lúc đường máu có dấu hiệu tăng hơn bình thường. Hệ quả là sau khi được chẩn đoán bệnh, có khoảng 50% bệnh nhân xuất hiện các biến chứng tiểu đường khác nhau. Đặc biệt, tiểu đường là căn bệnh không chỉ gặp ở người béo phì mà còn gặp ở những người gầy.
Theo đó, trong một nghiên cứu phân tích dữ liệu từ 5 nghiên cứu bệnh tim rút từ đó ra 2600 bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi. Trong số những người này, có 283 bệnh nhân (11,2%) có mức cân nặng khi chẩn đoán bệnh tiểu đường được xếp vào nhóm cân nặng bình thường.
Người bị bệnh tiểu đường có cân nặng bình thường khi chẩn đoán có nguy cơ tử vong gấp 2 lần so với nhóm bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân và béo phì.
Để giải thích cho việc người gầy bị tiểu đường dễ tử vong hơn, các nhà nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, có thể do sự phân bố cơ bắp/mô mỡ của những người thuộc nhóm cân nặng bình thường thấp hơn so với nhóm thừa cân, béo phì.
Trong hoạt động chuyển hóa đường, cơ bắp có vai trò rất quan trọng. Số lượng cơ bắp của mỗi người là khoảng 642 cơ, tương đương với khoảng 17% trọng lượng cơ thể. Các mô mỡ ít năng động về mặt chuyển hóa hơn khối cơ và chúng chỉ chiếm khoảng 13% trọng lượng cơ thể.
Khi chúng ta ngày một già đi, khối cơ và xương giảm, tổ chức mỡ tăng lên làm gia tăng sự đề kháng insulin. Có nhiều người nhìn bên ngoài không béo tuy nhiên bên trong lại phân bố lượng mô mỡ lớn ở nội tạng. Do đó, những bệnh nhân tiểu đường có cân nặng bình thường hoặc gầy gò cần được giám sát chặt chẽ hơn.
Bị bệnh tiểu đường được coi là “bản án tử” bởi các bác sĩ nhận định đây là “kẻ giết người thầm lặng” đối với bất kỳ ai mắc phải. Do đó, chúng ta nên thường xuyên khám sức khỏe để kịp thời phát hiện và có cách điều trị bệnh tiểu đường thích hợp.
Xem Thêm : Bệnh ung thư phổi
Trích nguồn báo: Zing.vn
Bài viết tương tự
Bệnh sỏi tụy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Bạn đã biết nano nghệ là gì chưa? CÁC LOẠI RAU LÀM THỰC PHẨM – VỊ THUỐC – PHẦN 3 Đau dạ dày có ăn được dưa chuột không? BÁC SĨ GIẢI ĐÁP Cách uống tinh bột nghệ để tăng cân nhanh nhất Hình ảnh nấm lim xanh tự nhiên giá nấm lim xanh rừng Tiên PhướcBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ăn chay có thể hỗ trợ chữa tiểu đường hay không?
Tầm quan trọng của chế độ ăn đối với người bệnh tiểu đường Theo số liệu thống kê gần đây, người trẻ dưới 20 tuổi mắc bệnh tiểu đường chiếm đến 20%, xấp xỉ 20.000 trẻ em và hơn 20 triệu người trên 20 tuổi đang phải sống chung với căn bệnh nguy hiểm này. Bạn…
- Những loại rau có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Tổn thương tim, thận vì bệnh tiểu đường
- Thực hư việc điều trị bệnh tiểu đường bằng lá xoài non
- Những thực phẩm tuyệt vời dành cho bệnh nhân tiểu đường
- Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn dầu ăn loại nào?
- Thiếu ngủ có thể gây bệnh tiểu đường ở trẻ em