Những cách điều trị bệnh trĩ không thể bỏ qua
Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đây là bệnh lý thường gặp ở vùng hậu môn. Khi bệnh trĩ ở mức độ nhẹ thường ít ảnh hưởng tới cuộc sống và bệnh nhân thường ngại đi khám dẫn đến phần lớn bệnh nhân không được điều trị triệt để ở giai đoạn sớm. Đa phần người bệnh chỉ đi khám và điều trị bệnh trĩ khi bệnh đã ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống của họ.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh trĩ thường được áp dụng.
Ngăn chặn các yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng
Điều trị bệnh trĩ theo cách này đòi hỏi người bệnh phải có chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh táo bón, tập thói quen đi cầu đều đặn hằng ngày; uống đủ nước, ăn nhiều chất xơ; tập thể dục, vận động thường xuyên; chế độ làm việc, nghỉ ngơi phù hợp; vệ sinh tại chỗ vùng hậu môn bằng phương pháp ngâm nước ấm 2-3 lần một ngày, mỗi lần 10-15 phút.
Điều trị bệnh trị theo nội khoa
Phương pháp nội khoa là sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Phương pháp này áp dụng cho các trường hợp trĩ ngoại và trị nội từ độ 3 trở xuống. Để điều trị bệnh có thể dùng Tây y hoặc Đông y.
Tây y sử dụng các loại thuốc viên, thuốc đặt, thuốc bôi với khá nhiều loại thuốc trong đơn và nhiều dạng sử dụng, ví dụ như Daflon, Proctolog, Ginko Biloba, Brotilase, Zydcox, Plotex… Các loại thuốc điều trị gồm thuốc trợ mạch, thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, chống phù nề dạng toàn thân hay tại chỗ, thuốc nhuận tràng, thuốc chống co thắt… Các loại thuốc Tây có tác dụng loại bỏ các triệu chứng khó chịu, nhức nhối cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thuốc Tây chỉ loại được triệu chứng tạm thời mà không điều trị được nguyên nhân của bệnh trĩ. Ngoài ra, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, kết hợp càng nhiều loại thuốc, nguy cơ tác dụng phụ càng cao.
Đông y sử dụng các loại thuốc thang, thuốc cổ phương bào chế theo phương pháp hiện đại. Thuốc Đông y không gây ra tác dụng phụ, có thể điều trị từ gốc bệnh, mang lại hiệu quả lâu dài, tuy nhiên tác dụng của thuốc Đông y trong việc điều trị triệu chứng chậm hơn thuốc Tây. Hiện nay, những bài thuốc cổ phương, thuốc thang cũng được bào chế, đóng gói khá tiện lợi khi sử dụng.
Điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật
Khi điều trị bằng thủ thuật bệnh nhân sẽ được tiêm xơ để cầm máu và hạn chế hiện tượng sa bó trĩ; thắt búi trĩ bằng vòng cao su, sau 3-4 ngày búi trĩ sẽ hoại tử và vòng cao su còn nằm lại lâu hơn để cầm máu. Bác sĩ sẽ sử dụng tia hồng ngoại để làm đông đặc niêm mạc hoặc đốt bằng dao điện một hoặc hai cực (ít làm); đốt búi trĩ bằng laser CO2.
Phương pháp ngoại khoa trị bệnh trĩ
Phương pháp này được áp dụng khi các phương pháp điều trị khác thất bại như điều trị nội nhưng không đỡ hay sa trĩ thường xuyên, trĩ chảy máu nhiều.
Phẫu thuật cắt trĩ bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn hoặc phẫu thuật cắt các búi trĩ riêng lẻ có hoặc không kèm tạo hình hậu môn. Dù có can thiệp hay không thì tất cả các phương pháp điều trị đều chỉ hiệu quả khi kết hợp với các biện pháp dự phòng hợp lý.
Khi có triệu chứng của bệnh trĩ, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh theo đúng phác đồ, đồng thời tuân thủ theo những chỉ định của bác sĩ.
Nguồn báo:
http://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/phuong-phap-dieu-tri-benh-tri/4-cach-chua-khoi-benh-tri-2972910.html
Bài viết tương tự
Danh mục những việc quan trọng nên làm sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 Thoái hóa khớp vai Đi tiểu nhiều khi mang thai: Nguyên nhân và cách khắc phục 6 hóa chất nguy hiểm ẩn mình trong nước tẩy rửa nhà bếp Sốc tim Uống nấm lim xanh như thế nào là đúng cách?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ từ dân gian
Bệnh trĩ – căn bệnh “phiến phức” dễ tái phát Đứng hàng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn, bệnh trĩ là căn bệnh ngày càng phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Hầu hết người bệnh trĩ đi khám và điều trị khi bệnh đã nặng, rất đau đớn và…
- Thuốc hỗ trợ chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất bằng Đông y
- Bệnh trĩ: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị
- Bệnh nhân bị trĩ nên tránh những bộ môn thể dục nào?
- Bệnh trĩ dễ trở nặng vào mùa hè
- 3 loại trái cây người bệnh trĩ nên ăn
- Điểm danh những nguyên nhân gây bệnh trĩ không ai ngờ tới