Bướu bàng quang: Vẫn có hy vọng nếu phát hiện sớm
Bướu bàng quang là bướu của niệu mạc (niêm mạc lót trong đường tiểu). Đa phần bướu bàng quang là bướu ác tính. Niệu mạc lót bên trong đường tiểu hiện diện từ thận, niệu quản đến bàng quang và đoạn đầu niệu đạo. Vị trí bướu thường ở bàng quang vì nước tiểu được chứa đựng tại bàng quang, vì vậy các chất sinh ung thư (carcinogen) có thời gian tiếp xúc lâu nhất với niệu mạc.
Bướu tiền liệt tuyến và bướu bàng quang là hai loại bướu ác tính thường gặp trên đường tiểu. Tỷ lệ đàn ông mắc bệnh bướu bàng quang nhiều gấp 3 lần phụ nữ. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 40 – 70 tuổi. Mỗi năm, tại Bệnh viện (BV) Bình Dân tiếp nhận khoảng 100 trường hợp bướu bàng quang mới nhập viện.
Những chất sinh ung thư bàng quang được bài tiết trong nước tiểu là chất có trong người nghiện thuốc lá. Theo một thống kê từ Mỹ, tỉ lệ nghiện thuốc lá ở bệnh nhân bị bướu bàng quang là 50% đối với nam giới và 31% đối với nữ giới. BV Bình Dân cũng xác nhận bệnh bệnh nhân nam có hút thuốc trong một thời gian dài chiếm tỉ lệ rất cao. Bên cạnh đó, những công nhân làm trong các xí nghiệp hóa chất, thuộc da, cao su, dệt may, in ấn, dầu lửa,… có tỉ lệ mắc bệnh bướu bàng quang cao vì trong nước tiểu có các chất sinh ung thư.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây bướu bàng quang như viêm nhiễm mãn tính hoặc sỏi lâu năm tại đường tiểu gây biến chứng ung thư. Gần đây có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, có những bất thường tại các nhiễm sắc thể số 9, 11, 17 ở những bệnh nhân bị bướu bàng quang. Điều này chứng minh có yếu tố di truyền trong sinh bệnh học của bướu.
Triệu chứng bướu bàng quang là tiểu máu đại thể, tức là trong lúc đi tiểu bệnh nhân sẽ nhìn thấy một cách rõ ràng dòng nước tiểu có máu đỏ. Trong giai đoạn đầu, chỉ có tiểu máu đơn thuần, không có những triệu chứng đi kèm như tiểu gắt, tiểu đau…
Hiện tượng này không xảy ra đều đặn. Sau khi bị tiểu máu vài ngày, bệnh nhân không uống thuốc cũng tự hết. Một vài tuần sau hiện tượng tiểu máu lặp lại, sau đó lại hết. Nhưng càng về sau tiểu máu càng nhiều hơn, đậm hơn và kéo dài hơn, thời gian giữa 2 lần tiểu máu cũng ngắn lại. Vì biểu hiện này mà nhiều người thường tỏ ra chủ quan, không đi khám bệnh sớm. Bệnh chuyển sang giai đoạn muộn khi thời gian giữa 2 lần tiểu máu ngắn lại và những triệu chứng kèm theo như tiểu gắt buốt, tiểu khó, đau bụng dưới… bắt đầu xuất hiện.
Hiện nay, tại TP. Hồ Chí Minh có nhiều bệnh viện sử dụng phương pháp soi bàng quang để chẩn đoán bướu bàng quang. Ngoài ra, bướu bàng quang cũng có thể được phát hiện bằng cách siêu âm bụng. Tuy nhiên các bác sĩ cần phải cẩn trọng và giàu kinh nghiệm mới có thể phát hiện được bệnh nhân có bướu bàng quang hay không.
Nguồn báo:
http://nld.com.vn/suc-khoe/ung-thu-bang-quang-van-co-loi-ra-neu-phat-hien-som-50735.htm
Bài viết tương tự
Cây hồng quân tác dụng, cách dùng, liều dùng trị bệnh hiệu quả. Không nên sử dụng nấm lim xanh tùy tiện Không nên có bệnh rồi mới đi khám Cây giao mọc ở đâu? Cây giao trị viêm xoang? Nấm lim xanh điều trị ung thư tiền liệt tuyến tốt không Nấm lim xanh công ty Tiên Phước chữa bệnh ung thư có tốt không?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư bàng quang với nguyên nhân và triệu chứng các giai đoạn
Ung thư bàng quang là gì và nguyên nhân? Các loại ung thư bàng quang và triệu chứng. Cách phòng K bàng quang cho đối tượng dễ mắc bệnh. Biện pháp chữa bằng nấm lim xanh từng giai đoạn. Chăm sóc người K bàng quang giai đoạn cuối nên ăn thực phẩm gì? Ung thư…
- Bạn biết gì về ung thư bàng quang?
- Từ nước tiểu đoán ung thư bàng quang
- Thuốc lá điện tử và nguy cơ mắc ung thư bàng quang
- Thịt xông khói, gà bỏ da – thực phẩm gây ung thư bàng quang?
- Phụ nữ cần cẩn trọng với các dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang
- Nguy cơ ung thư bàng quang cao do ít vận động