Bạn biết gì về ung thư bàng quang?
Ai là người có nguy cơ mắc ung thư bàng quang?
Những người bị ung thư bàng quang thường có các yếu tố nguy cơ cao hơn so với những người bình thường, nó làm tăng khả mắc ung thư. Qua nghiên cứu, người ta đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ của ung thư bàng quang:
– Tuổi tác:
Người cao tuổi dễ bị ung thư bàng quang hơn so với những người trẻ, bệnh này rất ít gặp ở độ tuổi dưới 40.
– Thuốc lá:
Đây được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ung thư bàng quang. Những người hút thuốc tăng cao gấp 2-3 lần nguy cơ bị bệnh u ác tính bàng quang so với người không hút thuốc.
– Nghề nghiệp:
Những công nhân làm việc trong môi trường có các chất hóa học, cao su, da thuộc, dầu khí, sơn, lái xe tải… có nguy cơ với căn bệnh này nhiều hơn người bình thường.
– Nhiễm trùng:
Người bị nhiễm ký sinh trùng tăng nguy cơ bị ung thư bàng quang. Trong đó, các bệnh do ký sinh trùng phổ biến hơn ở các nước vùng nhiệt đới và những người bị bệnh phải dùng Asenic hoặc Cyclophosphamide để điều trị có nguy cơ bị ung thư bàng quang.
– Giới tính:
Nguy cơ của căn bệnh này ở nam giới cao hơn gấp 2-3 so với nữ giới.
– Chủng tộc:
Người Mỹ da trắng có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 2 lần so với người Mỹ da đen và người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Tộc người châu Á có tỷ lệ mắc thấp nhất.
– Tiền sử gia đình:
Nếu gia đình có người từng bị khối u bàng quang thì người sinh ra trong gia đình này có nguy cơ bị bệnh khá cao. Nguy cơ này cũng tăng ở những người có những thay đổi về gen.
– Đã từng mắc ung thư bàng quang:
Đây là nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao với tình trạng bệnh tái phát.
Triệu chứng của ung thư bàng quang
– Tiểu màu đỏ thẫm hoặc màu hồng
– Tiểu đau buốt
– Tiểu rắt, tiểu khó, bí tiểu.
Những triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác như sỏi bàng quang, u lành tính bàng quang chứ không hẳn là dấu hiệu chắc chắn của bệnh ung thư bàng quang. Vì thế khi có các triệu chứng này người bệnh nên gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị sớm.
Chẩn đoán bệnh ung thư bàng quang
Khi nhận thấy bệnh nhân có những triệu chứng gợi ý ung thư bàng quang, bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khoẻ và có thể làm một số xét nghiệm để chẩn đoán.
– Khám lâm sàng:
Khám có thể thấy khối bất thường ở bụng hoặc khung chậu. Mặt khác, bác sĩ có thể thăm khám âm đạo và trực tràng.
– Xét nghiệm nước tiểu:
Mục đích của việc làm này là tìm hồng cầu, tế bào ung thư trong nước hoặc dấu hiệu khác của bệnh.
– Chụp tĩnh mạch có cản quang:
Người bệnh được tiêm chất có cản quang vào trong tĩnh mạch để chúng được thận thải ra và tập trung ở bàng quang. Thông qua chụp X-quang có thể phát hiện những hình ảnh bất thường ở bàng quang.
– Soi bàng quang:
Bác sĩ sử dụng một ống nhỏ sáng để quan sát trực tiếp lòng bàng quang. Trong quá trình làm thủ thuật này các bệnh nhân sẽ được gây mê. Một mẫu nhỏ tổ chức có thể được bác sĩ lấy qua nội soi bàng quang và các nhà giải phẫu bệnh rồi xem dưới kính hiển vi, mục đích nhằm tìm tế bào ung thư. Trong nhiều trường hợp sinh thiết là cách chắc chắn nhất để khẳng định có bị ung thư hay không. Trường hợp khác, trong quá trình sinh thiết cũng có thể lấy bỏ toàn bộ vùng bị ung thư vừa để chẩn đoán vừa có tác dụng điều trị.
Điều trị ung thư bàng quang
Bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhân của mình tới các bác sĩ chuyên khoa khác để bệnh nhân có thể hỏi để tham khảo họ. Việc điều trị thường sẽ bắt đầu vài tuần sau khi có chẩn đoán xác định. Đây cũng là thời gian dành cho bệnh nhân nói chuyện với bác sĩ về các phương pháp điều trị được chọn lựa, tham khảo ý kiến của các bác sĩ khác và học thêm những kiến thức về ung thư bàng quang.
Nghiên cứu ung thư – những triển vọng
Hiện nay, các bác sĩ ở tất cả các quốc gia đang tiến hành nghiên cứu các thử nghiệm lâm sàng đối với các bệnh nhân tự nguyện nhằm tìm ra phương pháp điều trị bệnh ung thư bàng quang, đồng thời ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát và đã thu được những kết quả khả quan. Bệnh nhân tham gia nghiên cứu là những người đầu tiên hưởng lợi từ các phương pháp điều trị mới. Nhờ có họ mà các bác sĩ hiểu biết nhiều hơn về bệnh tật. Đôi khi các thử nghiệm lâm sàng có thể có rủi ro nhưng bằng nhiều cách khác nhau, các bệnh nhân sẽ được các nhà nghiên cứu bảo vệ hết sức.
Đã có các nghiên cứu về điều trị quang động học tức là thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng khi bị chiếu ánh sáng. Khi tế bào ung thư hấp thụ thuốc, thông qua ống nội soi, bác sĩ sẽ chiếu một loại tia đặc biệt vào trong bàng quang. Lúc ấy, các thuốc bắt đầu hoạt động và tiêu diệt các tế bào ung thư.
Ngoài ra, bằng việc dùng liều cao các vitamin và một số loại thuốc khác, các bác sĩ cũng đang tiến hành nghiên cứu về khả năng phòng tái phát sau điều trị ung thư bàng quang.
Nguồn báo:
http://www.benhvienk.vn/index.php/pcut/mot-so-benh-ut-thuong-gap/1217-ung-thu-bang-quang
Bài viết tương tự
Dấu hiệu gan nhiễm mỡ qua từng giai đoạn 10 nguyên nhân gây ung thư từ thói quen của chính bạn 3 điều bạn nên biết về liệu pháp bổ sung testosterone 5 tác dụng tuyệt vời của con tôm tít và cách ăn đúng chuẩn Khó thở khi nằm: Nguyên nhân và điều trị Cách bảo quản nấm lim xanh tránh mốc và xử lý nấm lim xanh bị mốcBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư bàng quang với nguyên nhân và triệu chứng các giai đoạn
Ung thư bàng quang là gì và nguyên nhân? Các loại ung thư bàng quang và triệu chứng. Cách phòng K bàng quang cho đối tượng dễ mắc bệnh. Biện pháp chữa bằng nấm lim xanh từng giai đoạn. Chăm sóc người K bàng quang giai đoạn cuối nên ăn thực phẩm gì? Ung thư…
- Từ nước tiểu đoán ung thư bàng quang
- Thuốc lá điện tử và nguy cơ mắc ung thư bàng quang
- Thịt xông khói, gà bỏ da – thực phẩm gây ung thư bàng quang?
- Phụ nữ cần cẩn trọng với các dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang
- Nguy cơ ung thư bàng quang cao do ít vận động
- Dự đoán tái phát ung thư bàng quang không còn khó khăn