Hiểu biết về bệnh ung thư phổi
- “Dịch” ung thư trở thành nỗi lo toàn cầu
- 9 dấu hiệu giúp phát hiện bệnh ung thư
- 90% các trường hợp ung thư phổi do thuốc lá gây ra
Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ngày càng gia tăng và số người tử vong vì căn bệnh này cũng rất cao. Ung thư phổi chiếm khoảng 12% những loại ung thư nói chung trên thế giới, với khoảng 1,83 triệu người mắc bệnh, nhưng lại chiếm tỷ lệ tử vong lên tới 28% trong số tất cả các loại bệnh ung thư. Số người tử vong do ung thư phổi bằng với số tử vong do ung thư đại tràng, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại. Tại Việt Nam, ung thư phổi được xếp hàng thứ nhất trong tổng số 10 loại ung thư thường gặp ở cả hai giới. Theo thống kê, đến năm 2013, tỷ lệ người mắc bệnh đã tăng gấp 4 lần, lên con số 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong. Hút thuốc lá là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh ung thư phổi nhưng môi trường làm việc bị ô nhiễm, hút thuốc lá thụ động cũng góp phần làm bùng phát ung thư phổi. Tỷ lệ hút thuốc lá thụ động tại Việt Nam rất cao, ước tính 67,6% người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc tại nhà và 49,0% phơi nhiễm tại nơi làm việc. Chưa hết, những người từng mắc bệnh về phổi như tắc nghẽn phổi mãn tính, xơ phổi kẽ vô căn, lao phổi… cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư phổi.
Cần phải làm gì để phòng chống ung thư phổi?
Các chuyên gia sức khỏe tại Việt Nam cho biết, bệnh ung thư phổi có thể được điều trị dứt điểm nếu mọi người phát hiện sớm. Người ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn 1, tỷ lệ sống sót lên tới 70%. Nếu được phẫu thuật ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm ở bệnh nhân ung thư phổi có thể đạt 40-50%. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn (không còn khả năng phẫu thuật), tỷ lệ tử vong trong vòng 6 tháng tới một năm là 90%. Do đó, mỗi người cần nâng cao ý thức tự giác chăm sóc sức khỏe bản thân, thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để nhanh chóng, kịp thời phát hiện những bất thường của cơ thể cũng như tìm được hướng điều trị kịp thời, đúng đắn nhất. Đáng buồn là phần lớn bệnh nhân ở Việt Nam được phát hiện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng điều trị triệt để. Chỉ 10-20% số ca bệnh được phát hiện khi còn có khả năng cắt bỏ khối u. Ung thư phổi là loại bệnh lý ác tính có tiên lượng xấu, nhưng nếu người bệnh tin tưởng phối hợp điều trị cùng bác sĩ, lạc quan, chiến đấu dũng cảm với căn bệnh ung thư quái ác thì sẽ có khả năng kéo dài thời gian sống. Để bảo vệ, làm sạch phổi, bệnh nhân ung thư phổi cần tránh xa khói thuốc lá, giảm tiếp xúc với ô nhiễm, tập thể dục thường xuyên, tăng cường ăn trái cây tươi và sử dụng các thảo dược hỗ trợ để nâng cao miễn dịch, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Như vậy con số mắc bệnh ung thư phổi ngày càng có xu hướng gia tăng, bạn cần có những phương pháp phòng ngừa hiệu quả, để không bị mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Trích nguồn: vietnamnet.vn
Bài viết tương tự
Bật mí kinh nghiệm mua nấm linh chi làm quà ý nghĩa cho gia đình Tác dụng của rau má là gì ? Những thông tin cơ bản dành cho bạn Mụn Trứng Cá Ở Lưng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Nhanh Khỏi Nhất Mua nấm lim xanh làm quà tặng dịp Tết cho Cha Mẹ Cách làm chân gà chiên mắm ngon giòn đậm đà cho bữa cơm gia đình Nấm lim xanh hỗ trợ phòng, điều trị ung thư vòm họngBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư phổi với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn ung thư phổi
Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, thói quen sinh hoạt gây ung thư phổi. Dấu hiệu, triệu chứng của các giai đoạn ung thư phổi. Liệu pháp điều trị ung thư phổi. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phòng ngừa ung thư phổi. Quan niệm sai về ung thư phổi. Ung thư phổi là…
- Tổng hợp kiến thức quan trọng về bệnh ung thư phổi
- Ngăn ngừa ung thư phổi với gừng và ớt
- Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm
- Ngăn ngừa ung thư phổi từ những loại thực phẩm quen thuộc
- Tâm lý tốt – tiền để điều trị ung thư phổi thành công
- Tăng 50% tỷ lệ điều trị thành công nếu xác định ung thư phổi sớm