Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vú ở phái nữ

Yếu tố nguy cơ gây bệnh ung thư vú ở phái nữ

Ung thư vú là một căn bệnh nguy hiểm, xảy ra nhiều ở nữ giới, khi khối u lớn khoảng 2cm mà người bệnh phát hiện và điều trị ngay thì tỷ lệ thoát bệnh là rất cao.

Ngoài việc cần phải phát hiện sớm ung thư vú qua tầm soát ở độ tuổi từ 30 đến 60 thì các chị em cũng cần lưu ý một số yếu tố nguy cơ dưới đây để phòng chống bệnh hiệu quả hơn.

Một số yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư vú:

– Tuổi tác: Tuổi càng tăng thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, ví dụ có khoảng 130/100.000 người mắc bệnh ở độ tuổi 40 và 300/100.000 người mắc ở độ tuổi 60.
– Yếu tố gia đình: Trong gia đình có mẹ hoặc chị em gái bị ung thư vú. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn nếu người thân bị cả hai bên vú hoặc bị ung thư vú lúc chưa mãn kinh.
– Những người không sinh lần nào hay không cho con bú bằng sữa mẹ sẽ có nguy cơ bị ung thư vú cao. Việc cho con bú kéo dài trên 6 tháng sẽ giúp phòng chống ung thư vú ở những phụ nữ trẻ.
– Tuổi trên 50 có trọng lượng cơ thể tăng hoặc bị béo phì.
– Tuổi có kinh lần đầu sớm, tuổi mãn kinh muộn.
– Trong chế độ ăn có chứa nhiều mỡ sẽ thúc đẩy các gen sinh ung thư. Nguy cơ ung thư vú cũng tăng nếu thiếu vitamin A.
– Hút thuốc lá (thụ động hoặc chủ động) hoặc tiếp xúc với các chất độc hại, thuốc trừ sâu.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở phái nữ

Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Làm thế nào để phát hiện những “tín hiệu” của bệnh ung thư vú?

Bản thân các chị em cũng có thể nhận thấy những triệu chứng ung thư đầu tiên qua sự thay đổi ở tuyến vú, xuất hiện một khối u hay một chỗ dày lên, một vết lõm ở da, núm vú bị tụt vào trong hay cũng có thể tiết ra dịch núm vú. Mặc dù khối u, chỗ dày lên không mang đến cảm giác đau, nhưng lại dễ nhận biết vì chúng có mật độ chắc hơn mô tuyến xung quanh.

Thông thường, ở phụ nữ dưới 30 tuổi, khối u sờ được là một nang hay bướu sợi tuyến. Còn đối với phụ nữ đã mãn kinh hoặc trên 50 tuổi thì khi xuất hiện một khối u ở vú cần phải đi khám bác sĩ để kiểm tra bằng chụp nhũ ảnh hoặc siêu âm.

Việc phát hiện khối u khi còn nhỏ dưới 2 cm là điều không dễ dàng, vậy nên chị em nên tự khám ngực mình lúc không có kinh định kỳ mỗi tháng một lần, đây là lúc vú không căng nên dễ khám. Duy trì tự khám đều đặn sẽ giúp chị em biết rõ tình trạng mỗi bên vú qua đó phân biệt được những thay đổi bất thường của ngực.

Để tự kiểm tra xem mình có mắc bệnh ung thư vú hay không, chị em có thể đứng trước gương, cởi hết áo ngực, cánh tay buông xuôi xuống 2 bên hông, rồi đổi tư thế 2 tay để phía sau mông, nghiêng nhẹ người tới trước. Quan sát cả 2 bên vú, xem xét những biểu hiện của bệnh như sự thay đổi về kích thước của vú (một bên lớn hơn thường lệ hoặc teo nhỏ lại), da vú sần sùi như da cam, da lõm xuống, núm vú kéo lệch và thụt vào, xuất hiện máu hoặc chất dịch tươm ra ở đầu vú khi ấn nhẹ.

Phát hiện sớm ung thư vú sẽ giúp người bệnh điều trị hiệu quả bệnh hiệu quả hơn, từ đó cải thiện chất lượng và thời gian sống.

Nguồn báo: http://nld.com.vn/suc-khoe/tu-phat-hien-som-ung-thu-vu-20161122213046955.htm

Xem thêm:

Sâm Ngọc Linh trị bệnh tiểu đường Vị thuốc bạch cập có tác dụng gì? – Cách bào chế bạch cập Trà Bồ Công Anh: 5 lý do bạn nên uống trà bồ công anh ngay hôm nay 3 nguyên tắc cần biết để có vòng eo thon gọn bạn biết chưa Vị thuốc đại hồi có tác dụng gì? – Cách bào chế, chú ý khi sử dụng Nấm lim xanh loại nào tốt nhất cách phân biệt chọn mua nấm lim rừng

5/5 - (66 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Vũ Văn Luận

5/5 - (66 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!