Tìm hiểu vì sao dễ mắc bệnh đau dạ dày?
- 3 đối tượng dễ bị ung thư dạ dày nhất
- 10 cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản nhất
- “Cực sốc” với bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng rau bắp cải
1. Làm việc quá sức
Khi làm việc trong một thời gian dài sẽ làm tiêu hao năng lượng dẫn tới tình trạng quá tải về thể chất và tinh thần. Con người trở nên mệt mỏi, suy yếu hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút. Điều này cũng làm cho khả năng tự bảo vệ của niêm mạc dạ dày bị suy yếu theo gây rối loạn chức năng bài tiết, giảm nước nhầy trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn hại.
2. Căng thẳng
Công việc luôn đòi hỏi bạn phải đối mặt với nhiều thách thức, sự cạnh tranh và vận động trí óc thường xuyên dẫn tới stress. Khi bạn rơi vào trạng thái căng thẳng, sự tiết dịch ở dạ dày cũng bị ảnh hưởng theo, do vậy sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
3. Không rửa tay trước khi ăn
Đây là nguyên nhân khiến vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công và gây ra các bệnh về đường ruột như viêm dạ dày cấp tính, đau dạ dày, buồn nôn.
4. Ăn nhanh
Ăn nhanh, ăn vội vàng sẽ khiến thức ăn chưa kịp nghiền nát, thức ăn không tiêu hóa kỹ ở khoang miệng mà trực tiếp chuyển qua dạ dày khi vẫn ở dạng thô điều này sẽ tăng gánh nặng co bóp cho dạ dày.
5. Ăn không đúng bữa
Ăn uống thất thường khiến thành dạ dày hoạt động co bóp khi đang trống rỗng, lượng axit tiết ra gây hại cho dạ dày của bạn.
6. Nhai kẹo cao su
Khi nhai kẹo cao su, một lượng lớn khí sẽ được hít vào bụng và gây ra tình trạng trướng bụng, đầy hơi, nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng dạ dày sưng, tiêu chảy…
7. Uống trà quá đặc
Ngoài mất ngủ, uống trà đặc còn ảnh hưởng đến dạ dày. Khi uống trà đặc sẽ khiến cho lớp niêm mạc dạ dày bị co lại, kết tủa protein, làm loãng dịch vị, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa và khả năng hấp thụ sắt của cơ thể kém đi.
8. Hoạt động ngay sau khi ăn
Nếu bạn làm việc ngay sau ăn sẽ làm gián đoạn quá trình tiêu hóa điều đó là không tốt cho dạ dày. Vì vậy tránh hoạt động sau khi ăn đặc biệt là hoạt động về trí óc.
9. Lạm dụng thuốc
Tránh lạm dụng thuốc giảm đau nếu thực sự không cần thiết bởi niêm mạc bảo vệ thành dạ dày sẽ bị kìm hãm do tác dụng của các loại thuốc giảm đau. Tình trạng này dẫn tới hiện tượng dạ dày co bóp bất thường, gây đau. Thậm chí, khi các niêm mạc bị ảnh hưởng trầm trọng còn làm xuất hiện các vết loét trong dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày.
10. Sử dụng quá nhiều rượu bia
Hoạt động của đường tiêu hóa sẽ bị rối loạn nếu uống quá nhiều rượu bia, đồng thời khả năng điều tiết thức ăn của dạ dày cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, từ đó gây ra các bệnh ở dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày…
Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi vì sao dễ mắc bệnh đau dạ dày? Người bệnh nên thay đổi những thói quen không tốt để bảo vệ dạ dày khỏi những tổn thương nghiêm trọng.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Suc-khoe/Vi-sao-ban-de-mac-benh-dau-da-day-post148847.gd
Bài viết tương tự
Bị ung thư cổ tử cung nên ăn gì, kiêng gì tốt nhất? Bệnh gút có được ăn trứng không? (gà, vịt, cút…) Bị viêm da cơ địa môi và cách xử lý an toàn 10 địa chỉ khám chữa ung thư cổ tử cung tốt nhất 2021 Dạ dày trẻ sơ sinh nằm ngang: Các mẹ cần lưu ý để con luôn khỏe mạnh! Nấm lim xanh chữa bệnh men gan cao hiệu quả từ nấm lim xanh thậtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng và những sai lầm dễ mắc
Dưới đây là những sai lầm dễ mắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng. Sử dụng tùy tiện nhiều loại kháng sinh Bệnh viêm đại tràng dễ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, vì thế sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang…
- Cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Kiến thức cần biết về bệnh đại tràng để phát hiện sớm
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách phòng bệnh viêm đại tràng co thắt ở người già
- Chuyên gia giải đáp về bệnh viêm đại tràng
- Viêm đại tràng co thắt có chuyển nan y không?