Cách giảm buồn nôn và ói mửa khi hóa trị ung thư
Khi hóa trị, bệnh nhân ung thư dễ bị nôn và buồn nôn, nguyên nhân là do hóa chất hóa trị gây ra kích thích niêm mạc dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) làm kích thích một số dây thần kinh kích hoạt trung tâm nôn và vùng khởi động thụ thể hóa học ở não, điều này dẫn đến tình trạng buồn nôn và nôn ở người bệnh.
Triệu chứng nôn hoàn toàn có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân được hóa trị. Có thể xuất hiện nôn cấp tính, nghĩa là xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ sau hóa trị. Nếu nó xuất hiện hoặc tiếp tục trong vòng 24 giờ hoặc hơn sau hóa trị, nó được gọi là nôn trễ. Hiện tượng này đôi khi có thể kéo dài trong vài ngày khiến bệnh nhân rất mệt mỏi.
Một số lưu ý để giảm buồn nôn và ói mửa khi hóa trị như:
+ Người nhà có thể thay đổi cách ăn uống cho bệnh nhân hoặc báo với bác sĩ để dùng các thuốc chống nôn phù hợp với tình trạng bệnh của người bệnh.
+ Không nên ăn quá nhiều trước khi vào làm hóa chất trị liệu. Thay vì ăn 3 bữa chính như người khỏe, người bệnh có thể chia thành nhiều bữa ăn nhỏ phân đều trong ngày. Nên hạn chế vừa ăn vừa uống nước hoặc canh. Nên ăn uống thêm chất lỏng trước hoặc sau bữa ăn 1 tiếng.
+ Người bệnh không nên ăn những món quá ngọt, những món chiên xào, hay nhiều mỡ, hay những món ăn cay hoặc chua quá độ.
+ Để tránh mùi đồ ăn, có thể gây cảm giác buồn nôn, nên cho bệnh nhân ăn khi thức ăn mới còn nóng. Đồng thời, khi ăn nên nhai thật kỹ thức ăn cho dễ tiêu hóa, khi người yếu thì hệ tiêu hóa cũng cần tránh làm việc nhiều.
+ Một số người hay buồn nôn vào buổi sáng, hãy ăn những loại đồ ăn khô như ngũ cốc, bánh mì nướng ngay sau khi thức dậy. Nên uống các loại nước mát và trong như nước táo, nước trà, hoặc là một số loại nước ngọt đã để bay hơi. Ngậm đá cục, kẹo bạc hà cũng làm giảm buồn nôn và ói mửa khi hóa trị. Nên để bệnh nhân nghỉ ngơi bằng cách ngồi trên ghế sau khi ăn, nhưng trong vòng hai tiếng đồng hồ sau khi quý vị ăn xong. Tránh đừng nằm thẳng. Một điều đơn giản nữa là mặc quần áo rộng rãi để người bệnh thoải mái
+ Nói chuyện với bạn bè, người thân hoặc xem các chương trình giải trí, phim, nghe nhạc cũng là cách được khuyến khích để giảm buồn nôn và ói mửa khi điều trị ung thư bằng hóa trị.
+ Gừng cũng là một giải pháp giúp giảm buồn nôn. Theo nghiên cứu, trước vài ngày hóa trị, những người uống gừng ít buồn nôn hơn so với những người chỉ uống thuốc dạ dày.
Hóa trị giúp người bệnh chống chọi lại với bệnh tật nhưng cũng khiến cơ thể bị ảnh hưởng rất nhiều. Người bệnh có thể thực hiện những cách giảm buồn nôn và ói mửa khi hóa trị trên để cảm thấy thoải mái hơn.
Nguồn: http://kienthuc.net.vn/tam-soat-ung-thu/giam-buon-non-va-oi-mua-khi-lam-hoa-tri-lieu-260540.html
Bài viết tương tự
8 dấu hiệu mắc bệnh trào ngược dạ dày bạn không nên bỏ qua Ngăn ngừa viêm khớp hiệu quả nhờ cây súp lơ xanh. Ăn hành tây có tốt không? Trẻ bị đau dạ dày có biểu hiện như nào? Giảm acid uric hiệu quả nhờ quả chanh. Nấm lim xanh chữa được bệnh gì? Thành phần dược chất của nấm limBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Tập thể dục giúp giảm tác dụng phụ của hóa trị
Tác dụng phụ của hóa trị tùy vào từng loại thuốc sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng phần lớn các loại thuốc đều gây ra những tác dụng phụ như mất sức, mất cảm giác, tiêu chảy, nhiễm trùng, buồn nôn, nôn, sức khỏe và sức đề kháng giảm khiến nhiều bệnh nhân…
- Tìm hiểu về phương pháp hóa trị ung thư đại trực tràng
- Nghiên cứu giúp giảm nguy cơ vô sinh sau hóa trị ung thư
- Tác dụng phụ sau hóa trị ung thư vú và những điều cần biết
- Tìm hiểu cách giảm tác dụng phụ của hóa trị ung thư
- Thực hư dầu cá làm giảm hiệu quả hóa trị ung thư
- Kết hợp hóa trị ung thư với biện pháp hồi phục sức khỏe