70% người Việt bị ung thư dạ dày bởi “thủ phạm” này
- 10 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay
- 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm cần để ý
- 10 điều quan trọng cần biết về virus gây ung thư cổ tử cung
1. Vi khuẩn HP là gì?
Đó là loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi và chúng có thể di chuyển dễ dàng trong niêm mạc dạ dày.
2. Nhiễm vi khuẩn HP gây nên ung thư dạ dày
Vi khuẩn HP chính là một trong những nguyên nhân khiến cho tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng ở các bệnh nhân ngày càng gia tăng và có nguy cơ dẫn tới ung thư dạ dày, trở thành căn bệnh đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa.
Vi khuẩn HP có rất nhiều chủng, chính vì vậy không phải trường hợp nào nhiễm khuẩn HP cũng gây ra ung thư dạ dày. Nếu bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP có độc lực yếu thường ít xảy ra các triệu chứng đau và khả năng dẫn đến ung thư là không có. Trong trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn HP có độc lực mạnh thì mới gây ra tình trạng viêm, loét, nếu không được chữa trị hoặc chữa trị không khỏi thì mới dẫn đến khả năng ung thư dạ dày.
80% người nhiễm khuẩn HP bị viêm dạ dày mạn tính không triệu chứng, ngoài ra có khoảng 15 đến 20% bị viêm teo dạ dày mạn tính hay chuyển sản ruột, viêm loét dạ dày, tá tràng, chỉ dưới 1% diễn tiến thành ung thư. Hơn nữa, các chuyên gia luôn khẳng định nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày và việc phát hiện và điều trị khuẩn HP sẽ giúp loại bỏ 50% nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này. Vì thế, không thể coi thường sự có mặt của khuẩn HP và việc phát hiện, điều trị để loại bỏ chúng.
3. Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP?
Vi khuẩn HP lây nhiễm qua nhiều con đường, đó là qua đường miệng, dạ dày – dạ dày và cuối cùng là đường phân – miệng. Trong đó lây nhiễm qua đường miệng: vi khuẩn Hp tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, tuy nhiên, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn từ bát chung… vì vậy nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao. Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày: quá trình lây nhiễm này diễn ra khi thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế. Nếu dụng cụ nội soi không được vệ sinh sạch, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người có bệnh sang người lành. Lây nhiễm qua đường phân – miệng: khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn. Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư dạ dày bằng cách ăn uống sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh…
Tham khảo thêm: Biểu hiện của bệnh ung thư trực tràng
Nguồn: http://ttvn.vn/doi-song/tim-thay-thu-pham-co-the-gay-ung-thu-da-day-o-70-nguoi-viet-8201648111740627.htm
Bài viết tương tự
Cam thảo đất hỗ trợ giải độc rượu bia Bài thuốc chữa ung thư cứu đời người nghèo chỉ từ 2 vị thuốc đơn giản Lý do vì sao bạn chọn Sâm Hàn Quốc nhập khẩu 6 năm tuổi Cây đàn hương dùng để làm gì giá trị thực sự của cây đàn hương Tác dụng ngừa ung thư dạ dày của nấm lim xanh Mua nấm lim xanh ở đâu là tốt nhất? Nơi mua bán nấm lim xanh uy tínBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư dạ dày với nguyên nhân triệu chứng và các giai đoạn K dạ dày
Ung thư dạ dày với nguyên nhân triệu chứng và các giai đoạn ung thư dạ dày. Các biện pháp chẩn đoán, điều trị ung thư dạ dày bằng bài thuốc dân gian. Cách phòng ngừa ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày ăn và kiêng gì? Thói quen gây ung thư dạ dày…
- Những dấu hiệu ung thư dạ dày ngoài triệu chứng đau
- Xác định mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư dạ dày
- Bia rượu và thịt nướng – thủ phạm “ngầm” gây ung thư dạ dày
- Ung thư dạ dày – nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện trễ
- Thói quen ăn uống của người Việt làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
- Rùng mình với sự nguy hiểm của căn bệnh ung thư dạ dày