Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 14)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 14)

Phần trước ta đã biết về tác dụng phụ của điều trị và các vấn đề về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tương ứng, sau đây sẽ là một số tác dụng phụ còn lại và các khuyến nghị về dinh dưỡng và chế độ.

3. Chăm sóc dinh dưỡng bệnh nhân sau điều trị ung thư

3.3. Tác dụng phụ của điều trị và các vấn đề phổ biến của ung thư (tiếp)

Nếu thiếu máu, chế độ ăn cân bằng cần có protein HBV, các vitamin nhóm B, sắt (dùng thận trọng), vitamin C có thể tốt. Dùng nguồn sắt heme, nếu có thể sẽ tăng khả năng hấp thu sinh học của sắt.

Chóng no có: không bao giờ được cho nước lọc, thường dùng đồ uống có năng lượng, nên uống dịch giữa các bữa ăn, tránh thức ăn nhiều mỡ, ăn nhiều bữa nhỏ. Trong giai đoạn nôn, cứ 10-15 phút uống từng ngụm nước lọc. Đồ uống có gas “không có năng lượng – flat” có tác dụng. Gọi bác sĩ nếu có đau bụng liên tục. Thuốc chống nôn có thể được sử dụng.

Kháng insulin là phổ biến do bản thân chính khối u. Kiểm soát lượng tinh bột (carb) ăn vào rất quan trọng khi triệu chứng này xuất hiện. Đồng thời cũng cần dùng các loại thuốc. Đối với bệnh nhân còn nhỏ, chế độ ăn ketogenic có thể ức chế khối u phát triển, 60%MCT, 20% protein, 10% carb và 10% các loại chất béo khác vẫn đang được nghiên cứu.

Khi điều trị hóa chất, thay đổi natri, kali và dịch khẩu phần khi cần thiết. Tránh uống hoặc ăn 2 giờ sau điều trị để phòng buồn nôn, hoặc nôn có thể gây ra nhiễm độc tim, ống thận, và phổi có thể xuất hiện. Xạ trị (thường điều trị hàng ngày trong 2-8 tuần) có thể gây ra buồn nôn, nôn. Tránh ăn trực tiếp trước hoặc sau điều trị. Ỉa chảy có thể có khi bị viêm ruột do tia xạ, glutamine có thể tốt khi bổ sung hoặc khi nuôi ăn tĩnh mạch. Sau phẫu thuật điều trị, những nỗ lực trực tiếp phục hồi tình trạng dinh dưỡng sức khỏe về mức trước khi có bệnh.

3.4. Khuyến nghị dinh dưỡng và chế độ ăn

Đối với bệnh nhân ung thư, nhu cầu protein cần cao (1-1.5g/kg cân nặng cơ thể để duy trì; 1.5-2g/kg để phục hồi thiếu hụt). Khẩu phần năng lượng cần cao (25-35kcal/kg thể trọng để duy trì; 35-50kcal/kg cân nặng để thay thế dự trữ cơ thể). Thêm năng lượng nếu bệnh nhân bị sốt hoặc nhiễm trùng. Chất béo nên chiếm 30-50% năng lượng không phải protein (NPCs).

Bữa ăn chính vào buổi sớm trong ngày. Nếu cần, đặt kế hoạch từ 5-6 bữa trong ngày, cho ăn qua sonde hoặc nuôi ăn tĩnh mạch. Nếu ruột hoạt động trở lại, nuôi ăn qua sonde. Nuôi ăn TPN khi có giảm cân trên 20% và tiên lượng tốt. PN không phải có lợi với ung thư tiến triển, loại không đáp ứng điều trị. Nuôi ăn qua tĩnh mạch trung tâm thường xuyên không nên dùng khi điều trị hóa chất vì nguy cơ nhiễm trùng cao.

Cung cấp đủ nhưng không quá nhiều vi chất dinh dưỡng: vitamin B6, pantothenic acid, folic acid, vitamin A, E, C. Ăn thực phẩm giàu beta-carotene, bao gồm nhiều rau, quả ở dạng thích hợp. Không dùng quá nhiều sắt nhưng dùng sắt khi có thiếu máu. Điều trị bằng dinh dưỡng đối với một số loại ung thư nhất định. Thay đổi phương pháp điều trị bằng chế độ ăn khi cần thiết; nhu cầu của mỗi bệnh nhân thay đổi trước và sau khi điều trị, và thay đổi với các phương pháp điều trị.

Nhưng bệnh nhân không thể nói lên nguyện vọng của mình,chỉ ép ăn nếu khối u có thể điều trị được. Xem lại từng trường hợp và khen ngợi nguyện vọng bệnh nhân. Leucine và methionine có thể cần thiết. Tăng lượng amino acid mạch nhánh, tuy nhiên vẫn chưa có kết luận rõ ràng.

Sau phẫu thuật hoặc tia xạ ổ bụng, glutamine có thể tốt để phòng bệnh lý của ruột, để hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh và làm tăng tế bào khối u bị chết, và thúc đẩy hoạt động của tế bào chết tự nhiên. Kiểm soát các loại đường đơn khi có không dung nạp carbohydrate.

Trên đây là các khuyến nghị về dinh dưỡng cho người bị ung thư và chế độ ăn hợp lý

Ngoài ra bạn cũng nên xây dựng cho mình một chế độ tập luyện để chống bệnh ung thư để có kết quả điều trị bệnh tốt hơn. (còn tiếp)

Nguồn:http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html

Xem thêm:

Chảy nước mũi cảnh báo bệnh gì? Đâu là cách điều trị hiệu quả? Cây Cần Sen Cảm giác nghẹn ở thực quản: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý Bỏ thói quen dùng thuốc Tây, mẹ bỉm sữa 9X đã vượt qua bệnh trào ngược dạ dày sau sinh như thế nào? Củ móp gai Tìm hiểu về nấm lim xanh nghiên cứu khoa học công dụng nấm lim

5/5 - (79 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

Từ khóa: , ,
5/5 - (79 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!