Nguy cơ ung thư da có thể đến từ những chất tẩy rửa sử dụng hàng ngày
- Cá heo bị ung thư da tại Singapore
- Các chất oxy hóa có lợi hay gây hại cho bệnh nhân mắc ung thư da hắc tố?
- Các triệu chứng ung thư da không thể xem thường!
Vì nhanh chóng làm sạch vết bẩn nên rất nhiều người ưa chuộng sử dụng chất tẩy rửa như nước rửa bát, nước tẩy bồn cầu, nước lau sàn, tẩy rửa nhà bếp… Tuy nhiên, ít người quan tâm đến tác hại của nó. Chị Ngô Mỹ Lộc, ở đường Mai Văn Vinh (Q.7, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết: “Tôi thấy các tẩy rửa có hiệu quả khá tốt nên mua về sử dụng. Tôi chỉ chọn những loại không hại da tay, có chiết xuất từ thiên nhiên nên tôi nghĩ nó khá an toàn”… Thực tế, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là không gây tác hại (hô hấp, da tay…) do sử dụng các hoạt chất “được chiết xuất từ thiên nhiên nên an toàn cho người sử dụng”. Thế là không ít người tiêu dùng tin lời quảng cáo của nhà sản xuất. “Tôi mua một loại nước tẩy rửa nhà bếp về sử dụng thử. Mới dùng được một vài lần, da tay đã bị bong tróc…”, chị Trần Mỹ Phương, ngụ ở đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3) bức xúc.
Anh Tuấn Hiền (Bình Chánh) cho hay nhà anh có mua một chai tẩy rửa về nhưng không sử dụng hết một lần. Dùng xong, anh đậy nắp để ở góc nhà tắm. Vài ngày sau, miếng gạch nơi anh để chai nước tẩy bị hư. Rõ ràng là dù được cất kỹ, nhưng với những chất axit đậm đặc trong dung dịch tẩy rửa thì rất nguy hiểm.
Không hẳn là chỉ nhãn hàng trôi nổi mới có trường hợp ấy mà kể cả những thương hiệu đã rất quen thuộc với mọi nhà vẫn có nguy cơ gây ung thư da. Chưa hết, nhiều sản phẩm được “nổ” là diệt vi trùng đến 99%, song an toàn đến nỗi không cần rửa lại bằng nước sạch(!?), đã gây hiểu lầm cho người sử dụng. Thậm chí nhiều sản phẩm ngoại, không có nhãn phụ tiếng Việt thuyết minh sản phẩm, nhưng nhiều người vẫn mua về sử dụng một cách “vô tư”. Mức độ độc hại cao hay thấp tùy theo hàm lượng, nồng độ của hóa chất ấy trong dung dịch chúng ta sử dụng. Hàm lượng, nồng độ càng cao càng nguy hiểm. Cụ thể, nếu tiếp xúc trực tiếp với chúng sẽ bị viêm da kích ứng như đỏ da, sưng tấy, ngứa, da bị mỏng, nặng có thể bị ung thư da… Vật dụng khi dùng các chất tẩy rửa nếu không rửa sạch sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Nếu sử dụng các loại nước tẩy rửa không an toàn còn là mối nguy hiểm nhất là ở da, có thể gây ra nhiều bệnh về da khó chữa và điều trị.
Nguy cơ ung thư da luôn thường trực xung quanh ta. Đối với các chất phụ gia, màu, hương liệu thường có tính độc hại, ảnh hưởng đến đường hô hấp, gây thiếu ôxy, dẫn đến khó chịu, khô cổ, kể cả thiếu oxy trong máu gây choáng váng. Nếu thường xuyên sử dụng các hóa chất dạng xịt thì có thể làm tăng từ 30 – 50% nguy cơ bị bệnh hen. Còn những bà mẹ mang thai có thể bị đau đầu và trầm cảm, con sinh ra dễ có nguy cơ tiêu chảy, đau tai…
Nguồn: http://www.nguoihanoi.com.vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=5855
Bài viết tương tự
Chữa thoát vị đĩa đệm theo y học cổ truyền, dứt điểm, không tái phát Viêm đại tràng sigma có triệu chứng và cách điều trị – phòng tránh như nào? Thuốc trị viêm tai giữa mãn tính và những lưu ý cần nắm khi sử dụng Trẻ bị viêm tai giữa chảy mủ: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị Phục hồi da nhiễm Corticoid: Bí quyết thực hiện và những lưu ý quan trọng Nơi mua nấm lim xanh ở Thanh Hóa đúng giá gốc nấm lim xanh rừngBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư da với nguyên nhân triệu chứng và dấu hiệu bệnh ung thư da
Ung thư da là gì, có nguy hiểm không? Dấu hiệu ung thư da. Nguyên nhân gây ung thư da từ thói quen hàng ngày. Các giai đoạn bệnh ung thư da. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh. Quan niệm sai và cách phòng tránh ung thư da bằng thực phẩm dinh dưỡng.…
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư da bạn nên biết
- Thử nghiệm thành công vắc-xin phòng ngừa ung thư da
- Làm thế nào để phát hiện và điều trị ung thư da?
- Những dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh ung thư da
- Mức độ nguy hiểm của ánh nắng mặt trời gây ung thư da
- Cảnh giác với bệnh ung thư hắc tố sau nốt ruồi