Nhiều người thắc mắc sinh thiết phổi có đau không?

Nhiều người thắc mắc sinh thiết phổi có đau không?

Với những người có vấn đề liên quan đến phổi, sinh thiết phổi là bước cần thiết để tìm hiểu kỹ, sâu và chính xác nhất tình trạng bệnh trước khi đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp. Câu hỏi thường gặp là sinh thiết phổi để làm gì, và sinh thiết phổi có đau không?

Việc các bác sĩ lấy bệnh phẩm từ phổi bị xơ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chuẩn đoán, giúp xác định chính xác bản chất tổ chức đó. Với những người có khối u, sinh thiết giúp xác định u lành hay ác và là loại ung thư gì. Theo một chia sẻ của TS Nguyễn Thanh Hồi, khoa hô hấp, bệnh viện Bạch Mai, ở Việt Nam, việc Sinh thiết phổi thường được thực hiện qua thành ngực dưới hướng dẫn của chụp cắt lớp vi tính. Để sinh thiết phổi, đầu tiên bệnh nhân sẽ được tiêm 2 ống atropin 0,25mg dưới da trước khi tiến hành 15 phút.

Bệnh nhân được tiêm 0,25mg atropin.

Sau đó, bệnh nhân được đưa lên bàn chụp cắt lớp vi tính. Các bác sĩ sẽ dựa trên phim chụp cắt lớp vi tính ban đầu xác định lại tổn thương về vị trí, kích thước, Tính chất tổn thương phổi nhằm xác định vị trí chính xác nhất để chọc kim. Trước khi được cắt sinh thiết, các bác sĩ tiến hành gây tê cho người bệnh từ da đến lá thành màng phổi bằng bơm và kim tiêm riêng.

Sinh thiết phổi có đau không? Thực tế, bệnh nhân được tiêm thuốc tê sẽ không phải chịu đau.

Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng lưỡi dao mổ rạch một vết nhỏ qua da ở vị trí đưa kim sinh thiết vào để tạo thuận lợi cho quá trình chọc kim dẫn đường. Kim dẫn đường phục vụ việc sinh thiết phổi sẽ được chọc qua ở vị trí đánh dấu, kim đi sát bờ bên xương sườn. Trong quá trình đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lại trên phim chụp xem kim đã vào đúng đến vị trí tổn thương cần lấy sinh thiết chưa, và hướng kim đã đúng chưa. Nếu chưa đúng thì chỉnh lại kim.

Quá trình đưa kim sinh thiết vào

Nếu kim dẫn đường đã vào đúng vị trí thì rút nòng kim dẫn đường ra, đồng thời phải đưa ngay kim cắt đã chuẩn bị sẵn vào trong nòng của kim dẫn đường và tiến hành cắt để lấy bệnh phẩm. Sau khi bệnh phẩm đã được cắt ra khỏi vị trí bệnh trong phổi, bác sĩ sẽ dùng một đầu kim nhỏ để lấy mảnh bệnh phẩm ra khỏi chỗ đựng bệnh phẩm ở đầu kim và cho ngay vào lọ formon đã chuẩn bị sẵn. Sau khi lấy được 1 mảnh bệnh phẩm các bác sĩ sẽ tiếp tục lấy thêm một vài mẫu sinh thiết khác theo quy trình trên. Ngay sau khi sinh thiết, bệnh nhân được chụp lại phim cắt lớp vi tính ngực để đánh giá các tai biến chảy máu như mô phổi, chảy máu màng phổi, tràn khí màng phổi.

Chụp lại phim cắt lớp vi tính.

Bệnh nhân thường được chỉ định chụp lại X quang phổi sau 24h để đánh giá thêm các tai biến tràn khí màng phổi xuất hiện muộn sau khi sinh thiết.

Thực tế, có rất nhiều bệnh nhân nghe đến “sinh thiết” thì cảm thấy rất lo lắng và thường trực câu hỏi sinh thiết phổi có đau không? Những với những kỹ thuật y học hiện đại thì bạn không cần phải lo lắng việc đó.

(Theo kienthuc.net.vn)

Xem thêm:

Cách làm các món ăn từ củ sen giải nhiệt cho cả nhà 8 cách có cơ bụng 6 múi nhanh chóng bạn nên thử ngay! 5 Dấu hiệu nhiễm trùng vết thương bạn nên lưu ý để chữa trị kịp thời Tác hại của thuốc xịt muỗi với trẻ nhỏ: Cẩn thận hậu quả khôn lường Dầu dừa trị rạn da: 7 cách dùng hiệu quả dành cho bạn Cách sử dụng nấm lim xanh chữa bệnh từ công dụng nấm lim xanh

5/5 - (64 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (64 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!