Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 1)

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư (phần 1)

Việc đánh giá xem bệnh nhân đang trong tình trạng bệnh cấp, mãn tính hay chấn thương là vô cùng quan trọng bởi điều này ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng dinh dưỡng trực tiếp (bởi bản thân bệnh) và gián tiếp (ảnh hưởng đến khẩu phần), để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư.

Đánh giá thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư               

Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân được đánh giá dựa trên: lâm sàng, tình trạng thể chất, khẩu phần ăn, nhân trắc học, các chỉ số sinh hóa và huyết học.

Lâm sàng

Việc đánh giá tình trạng của bệnh nhân đang ở cấp độ nào là quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Có thể gây ra tăng nhu cầu năng lượng, tăng mất chất dinh dưỡng hoặc giảm khẩu phần dinh dưỡng, tiêu hóa hoặc hấp thu (bảng 1). Dùng thuốc cũng làm ảnh hưởng khẩu phần dinh dưỡng, hấp thu, chuyển hóa và bài tiết.

Tình trạng thể chất

Chỉ dựa vào những cử chỉ đơn giản có thể phát hiện:

Thể chất: Nhìn người bệnh gầy, cân nặng vừa phải, hay thừa cân. Gầy mòn, da xanh, rụng tóc nghĩ đến suy dinh dưỡng trong thời gian dài. Mặc quần áo, hay đeo nhẫn bị lỏng, răng giả bị long ra có thể nghĩ đến sụt cân. Mắt trũng, môi khô, da nhăn nheo có thể nghĩ đến mất nước. Phù có thể nghĩ đến triệu chứng của trữ nước.

Đi lại (di chuyển): Yếu và di chuyển kém có thể do mất trọng lượng khối cơ. Người yếu và không di lại được sẽ có khó khăn khi mua, chế biến và ăn thực phẩm.

Tình trạng tinh thần: Nếu người bệnh có tình trạng thờ ơ, hôn mê, ngủ lịm, kém tập trung là đặc điểm của thiếu dinh dưỡng và thiếu quan tâm với thức ăn. Nhầm lẫn có thể là dấu hiệu của mất nước.

Khó thở: Có thể là triệu chứng của thiếu máu, hoặc do tình trạng lâm sàng, làm cho ăn uống trở nên khó khăn hơn.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Khó thở là triệu chứng để điều chỉnh dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Loét: Có thể do tì đề, vết thương khó liền phản ánh chức năng miễn dịch kém do hậu quả của thiếu dinh dưỡng và hoặc thiếu vitamin hoặc ít di chuyển.

Phù: Có thể là phản ánh bệnh hiện tại hoặc suy tim thứ phát do thiếu protein và thiếu vitamin B1 kéo dài. Phù có thể làm che mờ/ giấu triệu chứng giảm khối cơ.

Cân nặng giảm: Giảm trọng lượng nhanh chóng không lý giải được là nỗi lo lắng của tất cả bệnh nhân.

Những biểu hiện trên này có thể biết từ ghi chép của bác sĩ và y tá khi hỏi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

                                  Nguyên nhân
Tăng nhu cầu chất dinh dưỡngĐáp ứng chuyển hóa với chấn thương và phẫu thuật

Tăng chuyển hóa do tổn thương tại mô, ví dụ chấn thương, loét

Nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng

Hoạt động không chủ động đó là run, co thắt

Tình trạng nhất định như xơ nang

Tăng mất chất dinh dưỡngNôn, ỉa chảy, bài tiết qua thận, dẫn lưu (chảy) phẫu thuật, chảy máu, vết thương/rò tiết dịch
Hỏng quá trình tiêu hóa, hấp thuKhông thấy ngon miệng

Thiếu men tiêu hóa, ví dụ viêm tụy

Mất bề mặt hấp thu ví dụ cắt phần ống tiêu hóa, bệnh phủ tạng

Ảnh hưởng của các điều trị khác với đường tiêu hóa ví dụ xạ trị

Ảnh hưởng và triệu chứng của các tình trạng khác tới khẩu phần ăn như nuốt khó, khó thở

Khó khi tự ăn/nhai/để thức ăn trong miệng

Trên đây là một số đánh giá về thực trạng sức khỏe người bệnh để điều chỉnh dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dựa trên đánh giá lâm sàng và tình trạng thể chất. (còn tiếp)

Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/dieu-tri-dinh-duong-tren-benh-nhan-ung-thu-n113292.html

Xem thêm:

Cây mật nhân phòng và hỗ trợ điều trị bệnh Gan Bị đau dạ dày có nên ăn hải sản? Lời khuyên từ chuyên gia Cỏ mần trầu Công dụng của trà giảo cổ lam Thuốc Tây chữa đau dạ dày: Ưu và nhược điểm cần biết Nấm linh xanh giá bao nhiêu cùng cách phân biệt nấm lim thật giả

5/5 - (86 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyễn Hà Giang

5/5 - (86 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!