Tổng hợp kiến thức về viêm loét hang vị dạ dày
- 10 căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay
- 10 điều quan trọng cần biết về virus gây ung thư cổ tử cung
- 2 dấu hiệu ung thư thường gặp không phải ai cũng biết
- 4 Cách phòng tránh ung thư vòm họng mọi người cần ghi nhớ
Đây là một bệnh hay gặp, nó gây ảnh hưởng đến sức khỏe, lao động, học tập, đặc biệt có thể gây nên biến chứng, nhất là ở người cao tuổi.
Những lời khuyên cho bệnh viêm loét hang vị dạ dày
Khi bị bệnh bạn cần ăn uống thức ăn mềm, dễ tiêu, nhất là những người cao tuổi khi răng, hàm đã suy giảm. Không nên ăn quá mức chua, cay; không nên hút thuốc, uống cà phê, trà đặc, bởi vì các chất kích thích này nếu dùng vào chiều tối sẽ làm ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ. Trong khi giấc ngủ không đủ hoặc bị rối loạn( không ngủ được hoặc ngủ ít, ngủ chập chờn) sẽ khiến bệnh viêm loét hang vị càng đau và bệnh sẽ nặng thêm. Tập thể dục thường xuyên, tùy theo sức khỏe để chọn lựa phương pháp cho thích hợp là rất cân thiết.
Viêm loét hang vị dạ dày có đặc điểm gì?
Khi nhìn thẳng vào dạ dày thì có hình dạng chữ J. Về mặt giải phẫu, dạ dày được chia làm nhiều phần, bắt đầu từ tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị và tận cùng là môn vị. Dạ dày là phần phình to nhất trong hệ thống đường tiêu hóa của con người, phần trên của dạ dày nối với phần cuối thực quản và phần dưới nối với phần đầu ruột non (tá tràng) thường gọi là dạ dày – tá tràng. Dạ dày có 2 bờ là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Phần nằm ngang của dạ dày chính là “hang vị”, từ góc bờ cong nhỏ tới lỗ môn vị.
Ở các vùng khác nhau của dạ dày (hoặc đơn lẻ hoặc cùng một lúc nhiều vị trí đều bị bệnh) có thể bị mắc nhiều bệnh. Nhưng bệnh đáng quan tâm nhất là viêm hoặc loét hoặc có khối u của vùng hang vị. Bệnh viêm loét hang vị dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên người lớn chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ em, đặc biệt là người cao tuổi. Hãy cảnh giác với bệnh này vi có thể biến chứng thành ung thư.
Đặc điểm của bệnh: Tùy theo các vị trí của viêm và loét khác nhau mà có các tên gọi khác nhau (viêm loét dạ dày, viêm loét hang vị, viêm loét bờ cong nhỏ, viêm loét tâm vị, viêm loét tiền môn vị, viêm loét tá tràng hoặc viêm loét cả dạ dày và hành tá tràng). Bài viết này chỉ đề cập đến viêm, loét hang vị.
Nguyên nhân gây viêm loét hạng vị dạ dày và triệu chứng của bệnh
Nguyên nhân gây rất đa dạng, vì dạ dày là vị trí chứa đựng các loại thức ăn, nước uống và một trong các cơ quan của cơ thể, nó phải hoạt động 24/24 giờ. Đáng chú y nhất là do nhiễm vi khuẩn gây viêm hang vị cấp tính hoặc mãn tính (còn gọi là viêm dạ dày cấp, mãn tính) bởi các vi khuẩn gây ngộ độc thức ăn (vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn ngộ độc thịt, vi khuẩn lỵ,…), đặc biệt là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP). Vi khuẩn HP là loài vi khuẩn gây viêm loét hang vị chiếm tỉ lệ cao nhất trong các loại nguyên nhân do vi sinh vật gây ra. Bệnh cũng có thể gặp ở những người do viêm thoái hóa khớp (căn bệnh đa số gặp ở người cao tuổi) dùng các thuốc giảm viêm corticoid (prednisolon, solumedrol, medrol) hoặc các loại thuốc giảm đau không steroid (diclofenac, piroxecam, mobic,…), aspirin. Bên cạnh đó, viêm hang vị cấp tính còn có thể do uống rượu nhiều, lúc đang đói hoặc do tác động tâm lý căng thẳng kéo dài. Khi viêm hang vị kéo dài không được chữa trị hoặc chữa trị không đúng có thể dẫn đến loét hang vị, loét cả hành tá tràng, đặc biệt là loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị.
Triệu chứng: đau, tức vùng trên rốn (thượng vị), có lúc cơn đau dữ dội nhưng hầu hết là đau âm ỉ. Lúc mới bị bệnh thường đau sau khi ăn, đau về đêm nhiều hơn ban ngày và đau dễ xuất hiện khi thời tiết lạnh. Đau có thể xuất hiện khi ăn chua, cay, nhất là sau uống rượu, bia, nước giải khát có ga. Đi kèm với đau là buồn nôn, nôn, phân lúc lỏng lúc đặc, thậm chí phân rắn chắc như phân dê. Khi đã bị loét thì đau cả lúc no lẫn lúc đói, người gầy, da xanh, mệt mỏi do các chất dinh dưỡng không hấp thu được đủ cho nhu cầu hoạt động của con người, có thể gây thiếu máu do chất sắt bị hấp thu rất kém. Nguy hiểm nhất là viêm loét hang vị dạ dày biến chứng thành u ác tính. Người bệnh lúc này sẽ đau bụng nhiều bất kể lúc nào, nôn nhiều, người gầy rõ rệt, da có màu vàng rơm.
Khi đi khám chẩn đoán viêm, loét hang vị, ngoài hỏi bệnh (đây là một công đoạn không thể thiếu và đóng góp khá quan trọng trong chẩn đoán bệnh), còn cần khám lâm sàng thì chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang và nội soi dạ dày. Chụp X-quang dạ dày có thuốc cản quang cho đến hiện nay vẫn còn giá trị. Nội soi dạ dày là một thủ thuật mới, hiệu quả cao giúp bác sĩ nội soi quan sát trực tiếp được bằng mắt.
Hơn nữa, có thể sinh thiết ở vị trí viêm hoặc loét để xét nghiệm tế bào học, trong trường hợp nghi có bất thường hoặc sinh thiết để chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không bằng phương pháp nhuộm gram. Ưu điểm của phương pháp nhuộm Gram từ mảnh sinh thiết là thấy được hình thể vi khuẩn (dạng xoắn, cong), không bắt màu thuốc nhuộm gram (gram âm) và biết được cách sắp xếp của các vi khuẩn HP. Mảnh sinh thiết còn dùng để thử tét xác định men ureaza góp phần vào việc chẩn đoán có vi khuẩn HP hay không. Bởi vì vi khuẩn HP có men này.
Khi điều trị và phòng bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc nào?
Khi đã xác định bị viêm loét hang vị dạ dày cần điều trị sớm theo đơn của bác sĩ, rất may hiện nay đã có phác đồ điều trị hiệu quả khi viêm loét hang vị. Người bệnh không nên tự mua thuốc điều trị hoặc dùng thuốc của những người không hiểu biết chuyên môn về y học. Không nên dùng đơn thuốc của người khác để mua thuốc điều trị cho mình, bởi vì còn tùy thuộc nguyên nhân gây bệnh và khả năng đáp ứng của từng người, đặc biệt là người cao tuổi. Điều trị sớm, tích cực nhằm mục đích để lấy lại sức khỏe, bệnh chóng khỏi tránh xảy ra biến chứng.
(Theo TS.BS. Bùi Mai Hương)
Bài viết tương tự
Hội chứng tăng tiết ADH không thích hợp Khám phá 3 công dụng của men vi sinh đối với trẻ nhỏ Tiểu không tự chủ ở nam giới Tiêu chảy du lịch Cách tăng chiều cao ở tuổi 17: 7 yếu tố cần quan tâm Uống nấm lim xanh như thế nào là đúng cách?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
7 triệu chứng loét dạ dày không nên coi thường
Theo Boldsky, 7 triệu chứng loét dạ dày thường gặp như: Đau bụng – triệu chứng loét dạ dày điển hình Do hiện tượng trào ngược axit nên gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu trong dạ dày, đây là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến chứng bệnh viêm loét dạ…
- Nguy cơ gây ra ung thư do viêm loét dạ dày
- Những lưu ý về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Chữa bệnh viêm loét dạ dày từ hoài sơn
- Phát minh mới của Đông y trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày
- Bạn có biết viêm loét dạ dày có thể là tác nhân gây ung thư?
- Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày là do đâu