Ung thư cổ tử cung chỉ chừa… đàn ông?
- 11 triệu chứng ung thư gây chết người phụ nữa không nên bỏ qua
- 2.500 phụ nữ chết vì ung thư cổ tử cung ở Việt Nam mỗi năm
- 35 % ung thư do dinh dưỡng - hãy cẩn trọng trong ăn uống
Năm nay đã bước sang tuổi 60, thời kỳ mãn kinh đã qua hơn 10 năm rồi, nhưng thời gian gần đây bác T. (quận 3, TP.HCM) lại thấy có chút máu dính ở quần lót. Con cái lo lắng muốn dẫn mẹ đi khám nhưng bác cứ chần chừ, ngại khám bệnh, sợ tốn kém… Cho đến khi đau bụng không chịu nổi, đi khám, bác được chẩn đoán bị ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Chẳng bao lâu sau ngày nhận cái tin kinh khủng đó, bác T. ra đi trong sự đau đớn, tiếc nuối của người thân.
May mắn hơn bác T, chị Như Mai (quận Bình Tân, TP.HCM) phát hiện ra bệnh của mình trong một đợt khám sức khỏe chung với công ty. Bác sĩ cho biết, khả năng khỏi bệnh của chị rất cao nhờ phát hiện sớm.
Ung thư cổ tử cung chỉ gặp ở phụ nữ?
Tất cả những người mang giới tính nữ đều có nguy cơ mắc bệnh, căn bệnh này chỉ chừa đàn ông mà thôi. Quan niệm “chưa sinh hoạt tình dục thì không bị ung thư cổ tử cung” là một quan niệm sai lầm. Nếu chưa từng “làm chuyện ấy”, khả năng mắc căn bệnh này sẽ giảm đi đáng kể, nhưng không có nghĩa là hoàn toàn miễn nhiễm. Còn nếu đã có sinh hoạt tình dục, khả năng mắc căn bệnh này sẽ cao hơn. Nếu giao hợp lần đầu dưới 16 tuổi, nguy cơ mắc bệnh còn cao hơn nữa.
Những người có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gồm có: quan hệ tình dục với nhiều người, bị nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, như mụn cóc hoặc các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục, hoặc “đối tác” bị các bệnh vừa kể; hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá của người khác.
Một tin vui cho người bệnh đó là nếu được phát hiện thù tỷ lệ chữa khỏi gần như là 100%. Căn bệnh này có thời gian tiến triển rất dài, thường là do quá trình viêm nhiễm kéo dài, có liên quan đến nhiễm Human Papilloma virus (HPV), với nhóm nguy cơ cao nhất là type 16, 18, 31, 45. Vì thế, nếu được phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung cũng không đến nỗi đáng sợ vì tổn thương chưa nhiều. Hiềm một nỗi, các dấu hiệu bệnh lại khá âm thầm, không rõ ràng nên nếu không kiểm tra sức khoẻ định kỳ hay phát hiện một cách tình cờ, đa số người bệnh đều để bệnh ở giai đoạn muộn mới đến bệnh viện, việc chữa trị rất khó khăn mà chưa chắc đã thành công.
Nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung?
Rất nhiều chị em phụ nữ bị nhiễm vi rút HPV. Người ta ước tính có đến 60-80% phụ nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục đã từng bị nhiễm HPV. Thật may mắn là đa số đều có khả năng tự tạo ra kháng thể chống virus này một cách hiệu quả. Các cuộc nghiên cứu cho thấy, sau 12 tháng, 70% số người bị nhiễm HPV thời kỳ đầu tiên không còn bị nhiễm nữa. Và sau 24 tháng, chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm HPV. Đây là những người có hệ miễn dịch yếu nên virus vẫn tồn tại và phát triển, gây bệnh ung thư.
Quá trình một tế bào bình thường biến đổi thành tế bào ung thư cổ tử cung được chia ra làm 4 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1:
Có 3 tình huống lâm sàng sẽ xảy ra khi bị nhiễm HPV, hoặc là virus chỉ thụ động (tức là chỉ có mặt trong tế bào nhưng không gây tác hại); hoặc là virus sẽ gây nên một vài bệnh liên quan đến cổ tử cung; hoặc virus sẽ tiến triển và làm hại tế bào, gây nên tình trạng “tiền ung thư”. Giai đoạn này, các dấu hiệu ung thư cổ tử cung không rõ ràng nên khó nhận biết.
Giai đoạn 2:
Trong số những người nhiễm HPV thì có khoảng 10% sẽ trở thành tiền ung thư (phần lớn nhiễm HPV đến tiền ung thư kéo dài từ 5 đến 10 năm). Khoảng 1/3 trường hợp trong giai đoạn này sẽ không phát triển thành ung thư, nhưng khoảng 12% sẽ phát triển thành ung thư chưa di căn. Đây là giai đoạn lý tưởng để nhận bệnh và ngăn ngừa bệnh trước khi tế bào phát triển thành ung thư.
Giai đoạn 3
Ung thư chưa hoặc không di căn (carcinoma in-situ). Tế bào có dấu hiệu ung thư nhưng chỉ giới hạn trong cổ tử cung, điều trị có thể đem lại kết quả khả quan. Một số trường hợp ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này cũng không phát triển thêm.
Giai đoạn 4:
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất, đây là lúc các tế bào ung thư di căn và xâm lấn sang các cơ quan khác.
Nên lưu ý một điều là không phải ai cũng sẽ trải qua tiến trình ung thư gồm 4 giai đoạn. Trong thực tế, có nhiều trường hợp ung thư ở giai đoạn 2 và 3 tự nhiên… dừng lại và không còn biểu hiện ung thư nữa. Ngay cả quá trình hình thành và phát triển ung thư cũng thường biến chuyển với tốc độ khác nhau, tùy thuộc vào hệ miễn dịch có đủ mạnh hay không.
Để phòng tránh ung thư cổ tử cung thì có lối sống lành mạnh và kiểm tra sức khỏe định kỳ chính là biện pháp tối ưu nhất.
Box thông tin:
Bạn có biết
– Mối liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung rõ ràng đến mức vaccin ngừa HPV còn được gọi là vaccin ngừa ung thư cổ tử cung.
– Vaccin được dùng rất sớm khi bé bắt đầu dậy thì (11-12 tuổi) nhưng tác dụng phòng ngừa ung thư chỉ rõ ràng khi người phụ nữ hơn 35 tuổi.
– Ngày nay, vaccine không chỉ dùng cho bé gái, mà còn được khuyên dùng cho cả các bé trai để hạn chế việc lây nhiễm. Tất nhiên, quý ông sẽ chẳng bao giờ bị ung thư cổ tử cung cả nhưng đó cũng là một cách hữu hiệu để bảo vệ người thân của mình.
Nguồn
http://www.doanhnhansaigon.vn/suc-khoe/ung-thu-co-tu-cung/1072255/
Bài viết tương tự
Nhất Nam Trường Thọ Vạn Niên – Quà tặng sức khỏe thay lời muốn nói Top 5 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Korean Sang – Rok Food Top Địa Chỉ Bán Đông Trùng Hạ Thảo ở Nam Định Được Quan Tâm Nhất Viêm màng bồ đào là gì? Hướng dẫn cách điều trị và phòng tránh bệnh Top 6 Điều Cần Biết Về Nấm Linh Chi Omexxel Địa chỉ bán nấm lim xanh tại Thái Bình giá nấm lim xanh Lào tốt nhấtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư cổ tử cung với nguyên nhân và biểu hiện ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn K cổ tử cung. Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung. Phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung ra sao? Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cổ tử cung nên ăn…
- Cảnh báo dấu hiệu ung thư cổ tử cung cần đi khám ngay
- Ung thư cổ tử cung: Căn bệnh dễ mắc khi “yêu sớm”
- Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
- Yếu tố nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung từ virut HPV
- Ung thư cổ tử cung – có khả năng điều trị dứt điểm?
- 7 phụ nữ Việt tử vong mỗi ngày vì ung thư cổ tử cung