Bệnh ung thư miệng đang có xu hướng trẻ dần

Bệnh ung thư miệng đang có xu hướng trẻ dần

Ung thư miệng là căn bệnh dễ chẩn đoán và nhận biết, tuy nhiên nhiều người lại chủ quan, coi thường bệnh nhẹ khiến tình trạng càng nặng hơn và điều trị muộn kém hiệu quả. Đặc biệt, đối tượng mắc bệnh đang có xu hướng trẻ dần.

Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo, Trưởng khoa ngoại đầu cổ thuộc Bệnh viện K, ung thư miệng vào giai đoạn đầu sẽ ít có cảm giác đau rát, khó chịu, tình trạng loét và đau khiến bệnh nhân lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan và không đi khám.

Khi những tổn thương vùng miệng lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, chảy máu, khó nuốt, đau tai, có hạch ở cổ…tức ung thư miệng đã đến giai đoạn muộn. Bác sĩ Bảo bổ sung thêm: “Hầu hết các trường hợp này, khối u khoang miệng đã lớn trên 4 cm, vết loét xâm lấn cả sàn miệng, khoang họng, thậm chí lưỡi cũng bị xâm nhiễm cứng không nói được, di căn hạch vỡ loét”.

Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh ung thư miệng gia tăng và nằm trong nhóm các bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Bệnh vốn thường gặp ở những đối tượng tuổi 40-60 nhưng hiện nay lại đang có xu hướng trẻ dần.

Theo bác sĩ Trần Xuân Bách, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nếu một người bình thường xuất hiện một hay nhiều các dấu hiệu như khối sưng to, cứng chắc bất thường ở môi, miệng, họng mà phát hiện qua soi gương hoặc sờ tay thì cần đến khám ngay bác sĩ chuyên khoa ngay.

Một số dấu hiệu ở người mắc bệnh ung thư miệng dễ thấy như xuất hiện các vết loét cố định ở một vị trí, không liền vết thương hoặc có xu hướng lan rộng, dù sử dụng thuốc nhưng vẫn không khỏi. Những triệu chứng như: cảm giác đau khó tả, buốt chói, đau âm ỉ, đau không rõ ràng; nuốt sặc, nuốt nghẹn, nuốt vướng hay khó khăn khi nuốt…cũng rất dễ nhận biết ở người bệnh. Người bệnh ung thư miệng sẽ bị khàn tiếng bất thường, thay đổi giọng khác lạ, sụt cân, mệt mỏi thường xuyên…

Bệnh ung thư miệng đang có xu hướng trẻ dần

Ung thư miệng đang tấn công những người trẻ tuổi

Thói quen hút thuốc lá và lạm dụng đồ uống có cồn chính là những nguyên nhân, yếu tố có liên quan đến việc mắc căn bệnh này. Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như phơi nắng quá nhiều, nhai trầu, thói quen ăn dưa muối, cà muối, cá muối… hay quan hệ tình dục theo đường miệng.

Tình trạng vệ sinh răng miệng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư miệng

Theo bác sĩ Bảo cho biết cách tối ưu để phòng tránh các bệnh ung thư miệng là loại bỏ mọi yếu tố nguy cơ. Dù chỉ hút một điếu thuốc cũng có nguy cơ gần như tương đương với việc hút thường xuyên, đặc biệt những người vừa uống rượu vừa hút thuốc sẽ có nguy cơ mắc bệnh tăng gấp nhiều lần.

Nếu điều trị các bệnh ung thư miệng ở giai đoạn 1 và 2, tỉ lệ sống trên 5 năm có thể lên tới 85%, khi khối u đã xâm lấn rộng, có di căn hạch tức đến giai đoạn lan truyền thì tỷ lệ này giảm xuống dưới 50%. Các chuyên gia cảnh báo, ngay cả khi bệnh nhân được phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị bệnh thì vẫn có nguy cơ tái phát hoặc xuất hiện ung thư thứ phát. Việc theo dõi định kỳ sau quá trình điều trị là vô cùng cần thiết giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.

Nguồn báo: http://nld.com.vn/suc-khoe/ung-thu-khoang-mieng-tan-cong-nguoi-tre-20121223101351985.htm

Xem thêm:

Viêm niệu đạo do lậu Lịch khám thai 3 tháng cuối chi tiết nhất mẹ cần ghi nhớ! Đừng chủ quan về tình trạng thiếu máu não ở người trẻ tuổi Trợt giác mạc (trầy xước giác mạc) Triệu chứng ung thư tuyến tiền liệt có thể bạn chưa biết Nấm lim xanh Việt Nam - Tổng phân phối cung cấp nấm lim xanh tự nhiên trên toàn quốc

5/5 - (51 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Vũ Văn Luận

5/5 - (51 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!