Cách phát hiện ung thư miệng qua những dấu hiệu đặc trưng

Cách phát hiện ung thư miệng qua những dấu hiệu đặc trưng

Để phòng ngừa ung thư miệng chúng ta cần phải biết cách chăm sóc cơ thể của mình thật tốt, tránh xa các thói quen xấu làm hại răng miệng.

Bệnh ung thư miệng là một dạng ung thư phổ biến đứng thứ 6 trên thế giới, xếp thứ 4 trong các bệnh ung thư ở nam và thứ 8 trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Tỷ lệ người mắc bệnh ung thư miệng đang tăng dần theo tuổi, tuổi gặp nhiều nhất là 60 tuổi đến 70 tuổi. Bệnh ung thư miệng ít tìm thấy ở những người trẻ. Vị trí thường  gặp của bệnh là lưỡi, môi, sàn miệng và gặp ít hơn ở nướu răng, mặt trong má.

Bệnh ung thư miệng là những tổn thương dạng loét, chồi sùi hoặc tổn thương dạng cứng, dính, giới hạn không rõ, không đau, tiến độ phát triển nhanh, thường di căn hạch ở cổ.

Ung thư miệng do nguyên nhân nào gây nên?

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư miệng đó chính là khói thuốc lá và rượu. Đối với những người thường có thói quen nhai trầu hay xỉa thuốc thì dễ bị mắc ung thư mặt trong má. Những người có tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của tia UV lâu dài cũng làm tổn thương AND trong các tế bào da và gây nên bệnh ung thư.

Ung thư miệng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hay không đúng cách cũng làm tổn thương niêm mạc và dẫn đến tình trạng ung thư miệng.

Những người có thói quen nhai trầu, vệ sinh răng miệng không thường xuyên, răng bị lệch lạc,…cũng tạo nên những tổn thương ở trong khoang miệng, thời gian dài sẽ bị viêm nhiễm và gây bệnh ung thư miệng.

Ngoài những nguyên nhân ở trên còn một số nguy cơ có liên quan đến ung thư miệng như: virus Herpes, HPV, hội chứng Xeroderma pigmentosum, thiếu máu Fanconi.

Ung thư miệng và những triệu chứng của bệnh

Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân mắc bệnh ung thư miệng không có những cảm giác đau, chỉ là cảm giác khó chịu trong miệng do khối u gây ra.

Xuất hiện các triệu chứng như:

– Cảm giác khó nhai, khó nuốt thức ăn, tăng tiết nước bọt.

– Miệng bị loét 2 tuần mà không lành.

– Khoang miệng có xuất hiện những tổn thương dạng xơ cứng, dạng chồi bông cải.

– Những vết nhổ răng để lại mãi không lành.

– Trong khoang miệng xuất hiện mảng trắng hoặc đen, đỏ.

– Răng bị lung lay mà không rõ nguyên nhân vì sao.

Điều trị bệnh ung thư miệng chủ yếu là sử dụng phương pháp xạ trị và phẫu trị. Phương pháp hóa trị chỉ là hỗ trợ thêm.

Phát hiện sớm ung thư miệng sẽ làm tăng khả năng chữa trị khỏi bệnh cho người bệnh. Nếu tổn thương nhỏ thì 60 đến 70% bệnh nhân có thể sống sau 5 năm điều trị bệnh. Với những tổn thương hơi lớn khả năng sống sau 5 năm giảm còn 40-50%. Nếu phát hiện trễ, qua giai đoạn di căn hạch, tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư miệng sẽ giảm nhiều.

Nguồn báo:

http://vietq.vn/ung-thu-mieng-va-nhung-dau-hieu-phat-hien-benh-som-d77900.html

Xem thêm:

U nang buồng trứng kích thước bao nhiêu thì mổ? 5 loại thảo dược dể tìm giúp chữa ngực lép nhanh chóng Sữa ngựa: Thức uống dinh dưỡng mới lạ và đầy thú vị Thịt vịt bao nhiêu calo? Xăm môi có được ăn thịt vịt không? Tác dụng của Bí đỏ đối với sức khỏe Nấm lim xanh có công dụng gì những đối tượng nào nên sử dụng?

5/5 - (100 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Nguyệt Minh

5/5 - (100 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!