Thuốc lá – thủ phạm nguy hiểm gây ung thư phổi
Theo các bác sĩ tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai thì thuốc lá gây ra 25 căn bệnh khác nhau trong đó có ung thư phổi. Ảnh hưởng của thuốc lá không chỉ đối với người hút mà cả với những người xung quanh.
Hút thuốc lá độc hại như thế nào?
Theo các tổ chức nghiên cứu y tế trên thế giới, người hút thuốc có nguy cơ mắc khoảng 25 căn bệnh khác nhau, trong đó có thể kể đến một số bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp đặc biệt gây hại đến sức khỏe sinh sản. Những sản phụ thường xuyên hút thuốc sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả người mẹ và thai nhi.
Ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc, đục nhân mắt…là những căn bệnh chính do thuốc lá gây ra. Ngoài ra, thuốc lá còn là một trong những nguyên nhân chính của một số bệnh không truyền nhiễm. Theo những nghiên cứu ở Hoa Kỳ, có khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư đều xuất phát từ nguyên nhân chính là thuốc lá.
Nếu tính chung trên thế giới, thuốc lá gây ra 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và đến 90% các trường hợp ung thư phổi. Theo ước tính ở Hoa Kỳ, thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Những người hút thuốc thụ động cũng bị ảnh hưởng bởi khói thuốc
Hít phải khói thuốc do người hút thuốc thải ra hay từ đầu điếu thuốc đang cháy được gọi là hút thuốc thụ động hay còn gọi là phơi nhiễm. Trong khói thuốc có chứa nhiều hóa chất độc hại bao gồm cả những chất gây ung thư. Người lớn và trẻ em đều là những đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hút thuốc thụ động.
Ở người lớn, hút thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra ung thư phổi cũng như các bệnh về tim mạch, ung thư vú, xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, đồng thời gây ra các triệu chứng kích thích đường hô hấp, đối với người đang mang thai thì tăng nguy cơ đẻ non và trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân. Còn ở trẻ em, hút thuốc thụ động có thể trở thành nguyên nhân gây ra các bệnh về hô hấp như viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa, thậm chí là đột tử ở trẻ sơ sinh (SID), chức năng phổi bị ảnh hưởng và nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác cũng tăng cao hơn.
Thuốc lá gây hại rất nhiều đến phổi, trong đó có gây ung thư phổi
Bác sĩ Phạm Thị Lệ Quyên thuộc Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho hay, khi hít thở, không khí sẽ vào đường hô hấp trên thông qua mũi và miệng, ở đây không khí sẽ được lọc và làm ẩm rồi tới khí quản để vào phổi. Như vậy, khi hút thuốc lá, khói thuốc sẽ đi vào qua miệng và bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất là quá trình lọc ở mũi.
Đối với người hút thuốc lá thì sẽ phải bài tiết nhiều đờm hơn người không hút và do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt, thậm chí bị phá huỷ nên khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp sẽ kém hơn. Như vậy, khói thuốc sẽ làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy, đôi khi các tuyến tiết nhầy còn bị tắc khiến khả năng bài tiết đờm giảm. Chất nhầy sẽ bị nhiễm các chất độc hại và bị tồn tại lại nhiều trong tổ chức phổi, gây khó khăn cho quá trình lưu thông trao đổi khí.
Hút thuốc lá làm tăng tính đáp ứng đường thở. Các chất độc hại trong khói thuốc gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, và đường thở dễ bị co thắt: gây cản trở luồng khí hít vào và thở ra, hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và người hút thường xuyên bị khó thở.
Bác sĩ Quyên cũng cho biết, thuốc lá chính là nguyên nhân cho khoảng 87% trong số 177,000 ca ung thư phổi mới mắc ở Mỹ năm 1996, còn lại là do những nguyên nhân từ ô nhiễm môi trường, chế độ ăn uống, cơ địa, tính chất công việc và những yếu tố di truyền. Thời gian gây bệnh liên quan đến đường hô hấp sẽ ngắn hơn nếu những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ.
Số liệu nghiên cứu cho hay có đến 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là ở người hút thuốc lá. Những người hút thuốc sẽ có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Và tùy thuộc vào loại tế bào ung thư mà mức độ tăng nguy cơ sẽ khác nhau.
Ngoài ra, hút thuốc lá còn là nguyên nhân khiến mọi người bị tăng nhiễm virus, tăng nhiễm vi khuẩn thường, tăng lao phổi, tăng các bệnh phổi mạn tính, đặc biệt bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Nguồn báo: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/cac-loai-benh/thuoc-la-voi-benh-ung-thu-phoi-nhu-the-nao-372126.html
Bài viết tương tự
Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp an toàn cho sức khỏe Bị sỏi thận axit uric nên dùng thuốc gì để điều trị hiệu quả ? 5 căn bệnh ngoài da thường gặp khi thay đổi thời tiết Chảy máu chân răng thường xuyên, dấu hiệu ,triệu chứng ung thư miệng Vì sao cơ sở xạ đen hòa bình không làm trà túi lọc xạ đen ? Tác dụng phụ của nấm lim xanh với cách chọn nấm lim xanh chất lượng tốtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư phổi với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn ung thư phổi
Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, thói quen sinh hoạt gây ung thư phổi. Dấu hiệu, triệu chứng của các giai đoạn ung thư phổi. Liệu pháp điều trị ung thư phổi. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phòng ngừa ung thư phổi. Quan niệm sai về ung thư phổi. Ung thư phổi là…
- Tổng hợp kiến thức quan trọng về bệnh ung thư phổi
- Ngăn ngừa ung thư phổi với gừng và ớt
- Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm
- Ngăn ngừa ung thư phổi từ những loại thực phẩm quen thuộc
- Tâm lý tốt – tiền để điều trị ung thư phổi thành công
- Tăng 50% tỷ lệ điều trị thành công nếu xác định ung thư phổi sớm