Ung thư phổi – Nỗi lo của mọi gia đình
- 5 triệu chứng ung thư trực tràng cảnh báo bạn có thể mắc bệnh
- 6 thói quen gây ung thư các bạn gái thường chủ quan
- 7 dấu hiệu bị ung thư thực quản thường gặp nhất
Thuốc lá được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên ung thư phổi. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu thì có khoảng 90% trường hợp ung thư phổi là do người nghiện thuốc lá. Hút thuốc lá chủ động làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 13 lần. Tiếp xúc lâu dài với khói thuốc lá (hút thuốc bị động) cũng làm tăng nguy cơ. Ung thư phổi là loại bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu ở cả nam giới và nữ giới. Bệnh xảy ra phổ biến nhất trong độ tuổi từ 45 đến 70.
Bệnh ung thư phổi chia làm hai loại chính. Thứ nhất được nhắc đến chính là ung thư phổi tế bào không nhỏ, chiếm số lượng cực lớn, tỷ lệ từ 85 tới 87% tổng số ca mắc bệnh. Vì phát triển chậm hơn so loại còn lại cho nên có đến 40% ca được chẩn đoán phát hiện ra bệnh thì ung thư đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Thứ hai là ung thư phổi tế bào nhỏ, chiếm tỷ lệ khoảng 13% đến 15% tổng số ca. Ung thư này hoạt động rất mạnh và lan truyền nhanh, hầu hết các trường hợp được chẩn đoán đều đã ở giải đoạn nặng, khối u di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.
Triệu chứng ban đầu của căn bệnh ung thư phổi thường gặp đó là ho dai dẳng. Thông qua, chụp X-quang ngực các bác sĩ có thể phát hiện, nhưng cần phải làm thêm các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết để kiểm chứng. Phẫu thuật, hóa trị và xạ trị đều có thể được sử dụng để điều trị ung thư phổi.
Để phòng ngừa bệnh ung thư phổi, chúng ta cần hạn chế hoặc không nên hút thuốc lá, thực hiện các chế độ dinh dưỡng phù hợp, sinh hoạt và làm việc lành mạnh và đặc biệt cần thăm khám sức khỏe định kỳ khi có các triệu chứng ho kéo dài, đau ngực… Bệnh khó sàng lọc, phát hiện sớm. Những người có nguy cơ cao (nghiện thuốc lá, thuốc lào) có thể làm xét nghiệm tìm tế bào ác tính trong đờm, xét nghiệm máu tìm một số chất chỉ điểm khối u (CEA, cifra 21-1, SCC…) và chụp X-quang phổi hàng năm.
Dù hiện nay, khoa học phát triển, thế nhưng chưa có phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh ung thư phổi. Cho nên, mọi người nên có chế độ làm việc và ngủ nghỉ thích hợp, lối sống lành mạnh để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Nguồn: http://m.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/ung-thu-phoi-benh-nguy-hiem-kho-phat-hien-som-1046457.tpo
Bài viết tương tự
Viêm hang vị dạ dày nên uống thuốc gì? TOP các bài thuốc tốt nhất Ưu đãi KHỦNG – Giảm 30% chi phí chữa bệnh phụ khoa tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường Xuất huyết bao tử nên ăn gì, kiêng gì để mau khỏi bệnh Viêm phế quản uống thuốc gì? TOP thuốc chữa tốt nhất, an toàn nhất Suy thận độ 2 và những điều cần lưu ý khi điều trị Tác dụng nấm lim xanh ngâm rượu có tốt không? Cách dùng rượu nấm limBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư phổi với nguyên nhân và biểu hiện các giai đoạn ung thư phổi
Ung thư phổi là gì? Nguyên nhân, thói quen sinh hoạt gây ung thư phổi. Dấu hiệu, triệu chứng của các giai đoạn ung thư phổi. Liệu pháp điều trị ung thư phổi. Chế độ dinh dưỡng, tập luyện phòng ngừa ung thư phổi. Quan niệm sai về ung thư phổi. Ung thư phổi là…
- Tổng hợp kiến thức quan trọng về bệnh ung thư phổi
- Ngăn ngừa ung thư phổi với gừng và ớt
- Cảnh giác với những dấu hiệu bệnh ung thư phổi giai đoạn sớm
- Ngăn ngừa ung thư phổi từ những loại thực phẩm quen thuộc
- Tâm lý tốt – tiền để điều trị ung thư phổi thành công
- Tăng 50% tỷ lệ điều trị thành công nếu xác định ung thư phổi sớm