Các bác sĩ cảnh báo bệnh viêm loét với phụ huynh khi cho con ăn bán trú

Các bác sĩ cảnh báo bệnh viêm loét với phụ huynh khi cho con ăn bán trú

Bệnh lí về dạ dày và tá tràng ít khi xảy ra ở trẻ em. Nhưng sau nghiên cứu gần đây bác sĩ đã đưa ra một số lời khuyên cảnh báo bệnh viêm loét cho các bậc phụ huynh.

Cha mẹ thường hay bỏ qua những triệu chứng nhỏ của con nên nhiều khi trẻ bị đau bụng thường được họ nghĩ là do rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Thực tế, 2/3 số trẻ dưới 15 tuổi đau bụng do viêm loét dạ dày, tá tràng. Có nhiều trường hợp vào cấp cứu vì ói ra máu, số khác thì gây biến chứng thủng dạ dày.

Bà Lê Mai,Bác sỹ chuyên khoa nhi cho biết, có nhiều trường hợp bé 8 – 14 tuổi đau bụng không rõ lý do, không sốt, không nôn ói, đi khám được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa nhưng uống thuốc bé vẫn không đỡ. Sau đó xét nghiệm mới phát hiện bé bị nhiễm vi trùng H. Pylori (HP) ở dạ dày.

Triệu chứng viêm loét dạ dày ở trẻ em.

Vi trùng HP là nhân tố chính dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ em.Vi trùng này lây qua đường miệng – miệng, nghĩa là có trẻ bị nhiễm HP, học bán trú ăn chung với bạn cùng lớp thì bị nhiễm HP.

HP la vi trùng dễ lây theo đường miệng – phân do vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường, nguồn nước nhiễm bẩn. Tuy nhiên, đối với các trường hợp thủng dạ dày, tá tràng, nhiễm HP chỉ là yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh. Nguyên nhân cũng rất quan trọng là yếu tố tâm lý, học tập căng thẳng, xem tivi, chơi game quá nhiều, thức khuya, ăn nhiều thức ăn nhanh không đúng giờ giấc.

Một số biểu hiện của bé thường được lầm tưởng với các bệnh như giun chui ống mật. Có khi bé chỉ đau bụng trước và sau ăn, không ợ hơi, ợ chua như người lớn nên có thể nhầm với rối loạn tiêu hóa.

Biểu hiện thường gặp ở trẻ bị đau dạ dày :

  • Đau bụng lâm râm vùng bụng trên rốn kéo dài và tái phát. Cũng có khi đau nhiều ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải (vùng bụng trên rốn phía bên phải của bệnh nhân). Đau thường có tính chất chu kỳ, có liên quan đến bữa ăn.
  • Xuất huyết tiêu hóa: Có thể biểu hiện rất rõ như nôn ra máu, đi tiêu phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi rất nhiều; cũng có thể rất kín đáo mà trẻ và người nhà khó nhận biết như thiếu máu, nôn và buồn nôn nhất là ở trẻ nhỏ, trẻ thường có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đau tức kèm theo chướng bụng khó tiêu. Một số trẻ còn có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua rõ rệt.

Điều nguy hiểm nhất để cảnh báo bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là dễ gây loét sâu dẫn đến tổn thương nặng nề ở cơ quan này, xuất huyết tiêu hóa. Về lâu dài, bệnh tiến triển thành mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển. Bệnh cũng liên quan đến ung thư dạ dày ở tuổi lớn hơn.

Bệnh viêm loét ở dạ dày.

Các bác sĩ y học cho biết, để phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày của trẻ, cần hạn chế cho trẻ xem tivi, chơi game có điều độ để phát triển trí não. Cho con trẻ tập luyện, vui chơi thể thao nhiều hơn để có sự đề kháng tốt cho cơ thể. Ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 giờ/ngày. Trò chuyện, gần gũi khi trẻ bị căng thẳng trong học tập. Đặc biệt, không mớm cơm cho con nhỏ để tránh lây nhiễm HP.

Để chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng, phải khám và xét nghiệm chuyên khoa (nội soi để xác định vị trí và mức độ tổn thương, kết hợp sinh thiết để tìm H-pylori và Test Urea để xác định sự có mặt của H-pylori).

Sự phân tích trên chắc chắn là lời khuyên quý giá cho các bậc phụ huynh về cảnh báo bệnh viêm loét khi cho con ăn ở trường. Các phụ huynh nên chú ý hơn về chế độ, thói quen ăn uống của con em mình.

(Theo infonet.vn)

Xem thêm:

Khủng hoảng hồng cầu lưỡi liềm Nhận biết nguyên nhân gây mất vị giác để điều trị Nhiễm H. pylori (nhiễm H. pylori dạ dày) Thử ngay cách nấu cháo ếch cho bé ăn dặm vừa ngon vừa đã miệng Nội soi cắt hạch thần kinh giao cảm Nên hay không nên sử dụng nấm lim xanh Nguyễn Đình Hoa

5/5 - (82 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (82 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!