Ung thư lưỡi và con đường lây truyền

Ung thư lưỡi và con đường lây truyền

Ung thư đang trở thành "đại dịch" đe dọa sự sống con người, trong đó có bệnh ung thư lưỡi. Cùng tìm hiểu về bệnh ung thư lưỡi và con đường lây truyền bệnh qua bài viết dưới đây.

Chia sẻ về bệnh ung thư lưỡi và con đường lây truyền

Tiến sĩ Ashley Ng – khoa ung thư và huyết học – Viện nghiên cứu Walter và Eliza Hall (Australia) cho biết: các tế bào ung thư có thể lây truyền từ người này sang người khác thông qua con đường tiếp xúc với máu như hiến máu hoặc dùng chung kim tiêm và thậm chí có thể lây từ mẹ sang thai nhi. Tuy nhiên, đây chỉ là trường hợp vô cùng hy hữu, hiếm khi xảy ra.

ung thư lưỡi và con đường lây truyền

Băn khoăn về bệnh ung thư lưỡi và con đường lây truyền

Một nghiên cứu quy mô về khả năng lây lan của căn bệnh này đã được tiến hành trên khoảng 12.000 bệnh nhân nhận máu từ những người hiến tặng có biểu hiện lâm sàng của ung thư nhưng kết quả cho thấy không ghi nhận có sự gia tăng nguy cơ đáng kể nào.

So với cách thức phản ứng của hệ thống miễn dịch trước sự xâm nhập các yếu tố bên ngoài cơ thể thì kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp. Trường hợp truyền máu thông thường, những người thuộc nhóm máu (A, B, AB và O) giữa người cho và người nhận khi kết hợp với nhau sẽ khiến hệ miễn dịch của người nhận không thể phân biệt được tế bào máu đỏ từ ngoài vào.

Khi máu người cho có tế bào ung thư thì vô tình lại trở thành dấu hiệu giúp hệ miễn dịch nhận ra “vật thể lạ”, ngay lập tức hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt chúng trước khi chúng kịp hòa nhập vào cơ thể. Nếu hệ miễn dịch của người nhận hoạt động không tốt, cơ chế này sẽ mất tác dụng nhưng nguy cơ lây nhiễm rất thấp, các chuyên gia cho rằng nó chỉ chiếm khoảng 0,015%.

Thêm vào đó, nếu như người suy giảm miễn dịch được truyền máu, các đơn vị tế bào hồng cầu vẫn có thể được xử lý bằng bức xạ để giảm nguy cơ tế bào bạch cầu tấn công cơ thể người nhận. Đây cũng là cách giết chết  những tế bào ung thư lâm sàng có trong máu của người hiến. Vì thế, không nên lo lắng về vấn đề bệnh ung thư lưỡi có lây không.

Đối với nguy cơ lây nhiễm ung thư từ mẹ sang con, điều này cũng xảy ra với xác suất cực ít. Sự lây nhiễm trên có thể xảy ra bởi sự bất thường tồn tại trong thời kỳ mang thai, ở giai đoạn khi hệ miễn dịch của thai nhi vẫn chưa phát triển đầy đủ để có thể chịu đựng được các yếu tố đến từ ngoài cơ thể. Trên thực tế, quá trình này cũng rất khó xảy ra vì nó đòi hỏi tế bào ung thư không chỉ cần di chuyển khắp hệ tuần hoàn người mẹ mà còn bắt buộc phải vượt qua “hàng rào” vững chắc là phần nhau thai. Vì thế chỉ khi nhau thai gặp sự cố thì mới có thể xảy ra điều này. Phần lớn hệ tuần hoàn của thai nhi hoạt động riêng biệt với nguồn cung cấp máu từ mẹ nên rất khó có khả năng truyền bệnh ung thư, nhất là ung thư lưỡi từ mẹ sang con.

Qua những thông tin chia sẻ về ung thư lưỡi và con đường lây truyền bệnh ở trên có thể thấy rằng bệnh có khả năng lây truyền nhưng xác suất xảy ra rất thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo mọi người nên cảnh giác để tránh trường hợp rơi vào tình huống rủi ro này.

Trích nguồn: nhandan.org.vn

Xem thêm:

Cây hy thiêm thảo tốt cho người mắc bệnh gout Huyết trắng ra nhiều: Mối hiểm họa tiềm ẩn nên cảnh giác Vì sao rau muống đỏ có thể hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường? Phơi âm can là gì, ưu nhược điểm của cách phơi âm can dược liệu Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì để đẩy lùi mỡ tích tụ trong gan? Mua nấm lim xanh tự nhiên ở đâu với nấm lim xanh giá bao nhiêu?

5/5 - (92 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

Từ khóa: , ,
5/5 - (92 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!