Căn bệnh ung thư phổi tàn phá cơ thể đến giây phút cuối cùng

Căn bệnh ung thư phổi tàn phá cơ thể đến giây phút cuối cùng

Ung thư phổi hay còn gọi là ung thư phế quản, đây là bệnh lý ác tính gây tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư, đặc biệt ở nam giới.

Khi căn bệnh ung thư phổi nguy hiểm này đã xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ “công phá” đến mức không thể tưởng tượng. Một trong những nguyên nhân gây bệnh là do hút thuốc lá (bao gồm cả hút thuốc thụ động), sống trong môi trường ô nhiễm, hóa chất, ăn uống không lành mạnh…

Ung thư phổi xâm nhập và tàn phá cơ thể

Theo các nhà khoa học, ung thư phổi phát triển từ biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang hoặc từ các tuyến của phế quản. Bệnh diễn biến âm thầm và bắt đầu khi một hoặc nhiều tế bào phân chia một cách mất kiểm soát. Đây là diễn biến lan rộng và di căn.

Các tế bào này sẽ tiếp tục nhân lên khiến khối ung thư tiếp tục gia tăng về kích thước. Trong một giai đoạn nào đó, những tế bào có thể rời khỏi khối u ban đầu và lan tràn đến các phần khác của cơ thể đồng thời hình thành khối u mới.

Căn bệnh ung thư phổi tàn phá cơ thể đến giây phút cuối cùng

Khối u ở bệnh nhân ung thư phổi

Những khối u khi phát triển ở phổi có thể gây chảy máu, gây đau ngực, làm tắc nghẽn đường hô hấp, gây ho, khó thở hay nhiễm khuẩn. Vào giai đoạn mới chớm của bệnh ung thư phổi, bệnh nhân dường như không có triệu chứng nào rõ rệt.

Thường các bệnh nhân khi phát hiện bệnh đều đã ở giai đoạn muộn và việc điều trị chỉ để duy trì sự sống, cải thiện chất lượng sống. 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi sẽ tử vong trong vòng 1 – 2 năm.

Bệnh ung thư phổi được chia thành hai loại chính là: ung thư phổi tế bào nhỏ (chiếm 15-20%) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (80-85%). Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau nên phương pháp điều trị cho các bệnh nhân cũng sẽ khác nhau.

Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ngày càng có xu hướng tăng cao. Ung thư phổi ở thành thị cao gấp 5 lần nông thôn.

Một số nguyên nhân gây ung thư phổi

Theo GS.TS Mai Trọng Khoa, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu các nhà khoa học (BV Bạch Mai), có đến 90% bệnh nhân là do hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc trong thời gian dài.

Những người làm việc và tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc lâu với các chất phóng xạ như uranium, mỏ kền, mỏ cromate, một số ngành nghề có tiếp xúc như công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt… bụi silic sẽ có nguy cơ cao bị ung thư phổi.

Theo một số nghiên cứu, những công nhân phải tiếp xúc thường xuyên với một lượng lớn chất amiăng có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn gấp 3 – 4 lần so với người khác.

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc các bệnh lý về kết hạch phổi hay ho do dị ứng thì thường có tỷ lệ phát bệnh ung thư phổi cao hơn những người bình thường.

Yếu tố tiền sử gia đình cũng là một trong những nguyên do làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Nếu trong gia có người thân cùng huyết thống mắc bệnh ung thư phổi, bạn cũng nên tầm soát bệnh để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Nguồn báo: http://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/tu-van-suc-khoe/ung-thu-phoi-xam-nhap-tan-pha-co-the-nhu-the-nao-296454.html

Xem thêm:

Tỏi đen và những công dụng hữu ích trong giới y học cổ truyền Vị thuốc khổ sâm có tác dụng gì? – Cách bào chế, chú ý khi sử dụng Nguyên nhân gây ung thư dạ dày chủ yếu là do đâu? 6 loại rau vừa giúp giảm cân, vừa kiểm soát đường huyết Vị thuốc xích thược có tác dụng gì? – Cách bào chế, chú ý khi sử dụng Tác dụng của nấm lim xanh Tiên Phước với hiệu quả gia truyền kỳ diệu

5/5 - (64 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Vũ Văn Luận

5/5 - (64 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!