Kiến thức quan trọng về bệnh ung thư xương

Kiến thức quan trọng về bệnh ung thư xương

Ung thư xương có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nam mắc nhiều hơn nữ. Đây là loại ung thư liên kết xuất phát từ tế bào tạo xương, tế bào tạo sụn hoặc tế bào mô liên kết của xương.

Ung thư xương bắt đầu khi một khối u hình thành trong xương và khi nó phát triển sẽ giết chết tế bào xương bình thường và có thể lan ra các phần khác của cơ thể.

Phân loại ung thư xương

Các loại ung thư xương thông thường:

– Osteosarcoma (ung thư xương ác tính) phổ biến nhất, thường bắt đầu ở cánh tay, chân hoặc xương chậu. Độ tuổi thường gặp là từ 10-30 tuổi.

– Ewing sarcoma (ung thư mô liên kết) xuất hiện nhiều ở ngực, cánh tay, chân, xương chậu và xương sông; bệnh xuất hiện ở cả trẻ nhỏ và người lớn.

– Chondrosarcoma (u xương sụn ác tính) thường bị ở cánh tay, chân hoặc xương chậu, thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Các loại ung thư hiếm gặp:

– Giant cell tumor (khối u tế bào khổng lồ) thường xuất hiện xung quanh đầu gối ở người trưởng thành.

– Chordoma là khối u hiếm gặp, thường xuất hiện ở vùng trên hoặc dưới cột sống, sau khi chẩn đoán sống trung bình đến khoảng 6 năm.

– Fibrosarcoma (ung thư mô mềm) thường thấy ở đầu gối, hông và hàm, người lớn tuổi đã được xạ trị để điều trị một loại ung thư khác hay mắc bệnh.

Ung thư xương bắt đầu khi một khối u hình thành trong xương

Ung thư xương bắt đầu khi một khối u hình thành trong xương

Yếu tố nguy cơ gây ung thư xương

Bệnh nhân điều trị ung thư bằng xạ trị hay sử dụng một số loại thuốc có nguy cơ mắc bệnh. Nếu trong xương có cấy kim loại thì nguy cơ mắc bệnh ung thư xương rất cao. Ở độ tuổi phát triển, xương vẫn đang phát triển có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường và đến khi về già tỷ lệ mắc u sụn rất cao.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng sớm nhất là đau đớn, do khối u phát triển chậm nên thấy đau nhẹ rồi đến đau dai dẳng mà không biến mất, tuy nhiên bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu bệnh tình vì khả năng cơn đau có thể do bệnh viêm khớp.

Các triệu chứng khác như xương yếu và dễ gãy; có khối u trên xương; đổ mồ hôi vào ban đêm; mệt mỏi, giảm cân không có lý do.

Phương pháp chẩn đoán ung thư xương

Khi bạn có lý do nghi ngờ mắc bệnh ung thư xương, bạn nên tiến hành các xét nghiệm để xem có khối u hay không:

– Xét nghiệm xương: bác sĩ đặt một lượng nhỏ chất phóng xạ vào tĩnh mạch trong tay, sau đó sử dụng một máy ảnh đặc biệt để chụp ảnh xương của bạn.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT): X-quang lấy từ các góc độ khác nhau được đặt cùng nhau để cho thấy kích thước và hình dạng khối u và nếu nó lan rộng.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI): phác họa rõ nét khối u thông qua sử dụng từ trường và sóng radio.

– Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET): sử dụng các hạt tích điện dương để tạo ra các hình ảnh màu 3D để kiểm tra cơ thể bạn về bệnh ung thư.

Sinh thiết là phương pháp chắc chắn nhất: bác sĩ lấy ra một phần nhỏ khối u để kiểm tra tế bào ung thư.

Bác sĩ thông qua các xét nghiệm hình ảnh đưa ra giai đoạn bệnh từ đó tiến hành phương pháp điều trị thích hợp:

– Giai đoạn I: khối u không lan rộng ra ngoài xương và các tế bào ung thư phát triển chậm.

– Giai đoạn II: tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng, khối u không lan rộng.

– Giai đoạn III: trên một đoạn xương có ít nhất hai vị trí khối.

– Giai đoạn IV: tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể.

Cần phát hiện ung thư xương từ giai đoạn sớm

Cần phát hiện ung thư xương từ giai đoạn sớm

Phương pháp điều trị bệnh ung thư xương

Phẫu thuật: là phương pháp đầu tiên và phổ biến nhất để lấy ra khối u khi bác sĩ đã dựa trên quy mô, giai đoạn và loại khối u, cùng với sức khoẻ tổng thể của bạn mà tiến hành. Để loại bỏ được khối u thì phần xương nơi khối u xuất hiện cũng cần phải được đưa ra cùng với khối u, bác sĩ sẽ thay thế xương từ một phần khác của cơ thể hoặc từ một ngân hàng xương.

Hoá trị, xạ trị: có thể làm giảm kích thước hoặc giết chết tế bào ung thư còn lại. Nếu bệnh đã lan ra ngoài xương, bác sĩ sẽ gợi ý cho bệnh nhân dùng thuốc hóa trị liệu di chuyển khắp cơ thể để trị liệu; nếu không thể phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiến hành làm xạ trị.

Phẫu thuật lạnh: là một kỹ thuật quan trọng nhằm cắt bỏ các khối u bằng cách phá hủy chúng bằng phương pháp đông lạnh và tan lạnh, thường được sử dụng để điều trị ung thư xương mà khối u phát triển chậm. Khối u bị đóng băng và tế vào ung thư bị phá hủy nhờ que thăm chứa nitơ lỏng được bác sĩ đặt ngay bên cạnh khối u.

Chăm sóc, theo dõi: nên đi khám thường xuyên để thử máu, chụp X-quang theo dõi xem ung thư xương có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể hay không. Tùy theo cách điều trị và nơi tế bào ung thư phát hiện, người bệnh có thể cần làm vật lý trị liệu để phục hồi.

 

Nguồn báo:

http://vov.vn/suc-khoe/nhung-dieu-can-biet-ve-can-benh-ung-thu-xuong-648577.vov#p13

Xem thêm:

Nhiễm amip entamoeba histolytica đường ruột 8 loại thực phẩm giúp bạn hạ huyết áp tâm trương tự nhiên Hạ thân nhiệt Viêm gan do rượu Những dấu hiệu suy thận bạn nên biết Nấm lim xanh ngâm rượu được không công dụng rượu nấm lim rừng

5/5 - (96 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (96 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!