Kiến thức cần biết về tầm soát ung thư
Thế nào là tầm soát ung thư?
Tầm soát ung thư liên quan đến các xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm các mẫu mô, chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, nội soi vv… nhằm phát hiện ra mầm mống ung thư, giai đoạn ung thư sớm ngay khi dấu hiệu ung thư chưa xuất hiện.
Những xét nghiệm cần thiết khi tầm soát ung thư
-Thăm khám lâm sàng
Ở bước này, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám kiểm tra nhằm phát hiện những biểu hiện bất thường trên cơ thể người bệnh. Đồng thời thu thập một số vấn đề liên quan tới bệnh nhân như tiền sử bệnh, các phương pháp đã từng điều trị, quá trình chữa trị bệnh,…
-Chụp CT (cắt lớp vi tính)
Chụp CT là một trong những xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh hiện đại được dùng trong quá trình tầm soát và chẩn đoán ung thư.
-Xét nghiệm
Quá trình xét nghiệm bao gồm các xét nghiệm mẫu nước tiểu, mô, máu, hoặc các chất khác trong cơ thể.
-Xét nghiệm di truyền
Ở bước này, các bác sĩ tiến hành nhằm tìm kiếm một số gen đột biến trong cơ thể người bệnh có liên quan tới một số bệnh ung thư.
-Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng trong chẩn đoán ung thư là chụp X-quang, nội soi, siêu âm, chụp CT, chụp PET, chụp MRI, vv… nhằm hiển thị các hình ảnh trong ở thể người bệnh
Những căn bệnh nào có thể tầm soát ung thư?
–Ung thư cổ tử cung: Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi từ 21 -29 nên làm xét nghiệm Pap 3 năm 1 lần; đến độ tuổi từ 30 – 65 nên kết hợp xét nghiệm Pap và HPV 5 năm 1 lần. Khi ở độ tuổi 65 tuổi thì không cần thực hiện tầm soát ung thư nữa.
-Ung thư vú: Phụ nữ 40 tuổi trở lên nên chụp X-quang tuyến vú mỗi năm 1 lần. Nữ giới có nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú nên nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn về độ tuổi nên tầm soát ung thư.
–Ung thư đại trực tràng: Để phát hiện căn bệnh này người bệnh nên được áp dụng tầm soát ung thư khi ở trong độ tuổi 40. Tuy nhiên, những người có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc có các yếu tố nguy cơ khác nên tầm soát sớm hơn. Các xét nghiệm được sử dụng để tầm soát ung thư đại trực tràng, bao gồm soi đại tràng sigma, xét nghiệm máu trong phân, nội soi,vv….
-Ung thư tuyến tiền liệt: Quá trình tầm soát ung thư tuyến tiền liệt áp dụng với những nam giới ở độ tuổi 40 tuổi trở lên. Hiện nay có xét nghiệm tìm chất chỉ điểm PSA giúp phát hiện sớm bệnh.
-Ung thư phổi: Quá trình chụp CT liều thấp sẽ giúp người bệnh sớm phát hiện ra mầm mống của bệnh ung thư phổi, đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc lá và dùng các chất kích thích.
Tầm soát ung thư là việc làm vô cùng cần thiết và bạn nên thực hiện định kỳ bởi nó có thể giúp bạn phát hiện bệnh sớm để có phương hướng điều trị kịp thời, thoát khỏi tình trạng tử vong.
Trích nguồn: khoahoc.tv
Bài viết tương tự
Bệnh u nang là gì ? Uống tinh bột nghệ vàng và mật ong có tác dụng gì tốt sức khỏe? Ghế massage điện Những điều cần biết về bệnh ung thư dạ dày Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em và cách phòng ngừa bệnh Nấm lim xanh Thanh Thiết Bảo SinhBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT có thực sự hiệu quả?
Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT dễ dương tính giả Thống kê y tế cho thấy, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong. Thực tế thì hầu hết trường hợp đều có hiệu quả điều trị không cao bởi bệnh nhân…
- Tầm soát ung thư và những điều cần biết
- 6 biện pháp giúp phát hiện bệnh ung thư sớm
- Tầm soát ung thư đại trực tràng quan trọng như thế nào?
- Phát hiện sớm ung thư bằng phương pháp xét nghiệm mới
- Chẩn đoán ung thư bằng kiểm tra máu trên máy tính
- Tầm soát vi khuẩn HP – Nguyên nhân gây ung thư dạ dày