Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT có thực sự hiệu quả?

Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT có thực sự hiệu quả?

Được quảng cáo có khả năng phát hiện ung thư từ trong trứng nước, máy chụp tầm soát ung thư PET/CT có chi phí khá cao. Thực chất việc sử dụng loại máy này có đem lại hiệu quả thực sự?

Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT dễ dương tính giả

Thống kê y tế cho thấy, mỗi năm nước ta có khoảng 150.000 trường hợp ung thư mới mắc và khoảng 75.000 trường hợp tử vong. Thực tế thì hầu hết trường hợp đều có hiệu quả điều trị không cao bởi bệnh nhân đều được phát hiện khi đã bước vào giai đoạn muộn. Nguyên nhân của điều này một phần là bởi các kỹ thuật chẩn đoán thông thường không thể phát hiện sớm các tổn thương hoặc các tế bào ung thư.

Tầm soát ung thư bằng máy chụp PET/CT

Tầm soát ung thư bằng máy chụp PET/CT

Vừa qua, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội đã chính thức đưa vào sử dụng hệ thống máy chụp PET/CT giúp tầm soát sớm bệnh ung thư và trở thành bệnh viện đầu tiên tại Hà Nội trang bị hệ thống máy kỹ thuật cao này. Chi phí cho mỗi lần chụp từ 20 triệu đồng trở lên. Qua chia sẻ của nhiều người thì đây là phương pháp giúp phát hiện ung thư từ giai đoạn phân tử, tế bào.

Máy chụp tầm soát ung thư PET/CT ở Hà Nội mới chỉ có tại một số bệnh viện tuyến trung ương như Bệnh viện 108, Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Ung bướu Hà Nội. Mặc dù chi phí cho mỗi lần chụp khá đắt đỏ nhưng tính năng của loại máy này trong tầm soát căn bệnh tử thần không phải lúc nào cũng như kỳ vọng.

Bác sĩ người Việt Nam Huynh Wynn Tran công tác tại Mỹ đã mổ xẻ phương pháp này và cho biết PET/CT là phương pháp chụp ảnh kết hợp giữa chụp cắt lớp CT (Computed Tomography, dùng tia bức xạ X quang để tạo ra hình ảnh) và PET (Position Emission Tomography, dùng chất phóng xạ liều nhỏ để ghi hình các vùng có tốc độ chuyển hoá cao – Metabolism).

Tốc độ chuyển hóa của tế bào ung thư nhanh hơn nhiều so với tế bào thường, phát triển nhanh và cần nhiều năng lượng hơn. Trong cách chụp PET có một liều phóng xạ nhỏ được đánh dấu vào một chất gần giống nguyên tử đường. Tế bào ung thư thường sẽ hấp thu nó và dĩ nhiên sẽ hấp thu chất FDG-18. Lúc ấy, các vùng có tế bào ung thư sẽ sáng lên. Đây cũng chính là cách PET theo dõi và phân giai đoạn bệnh K.  Khi kết hợp với CT, chúng sẽ cho biết vùng tăng tốc độ chuyển hoá và vị trí chính xác trên cơ thể.

Thế mạnh nổi trội của PET/CT trong điều trị bệnh ung thư là cho phép bác sĩ theo dõi phản ứng của khối u, xác định lại giai đoạn hoặc theo dõi ung thư. Đây là công nghệ hiện đại không thể thiếu trong điều trị căn bệnh ác tính này.

Tuy nhiên những dạng bệnh lý khác cần nhiều năng lượng như nhiễm trùng hoặc viêm cũng cần nhiều năng lương để tái tạo. Bởi vậy, những vùng ấy cũng sẽ sáng lên khi chụp PET. Nói dễ hiểu hơn có nghĩa là PET vẫn nhầm lẫn giữa ung thư với nhiễm trùng. Đây cũng chính là điểm yếu của chụp PET/CT. Nó chỉ được chỉ định sau khi đã có chẩn đoán ung thư chứ không dùng để tầm soát ung thư. Khi sử dụng máy chụp PET/CT mục đích chính là tìm ra giai đoạn ung thư và theo dõi phản ứng điều trị với ung thư có tốt hay không mà thôi.

Máy PET/CT có được sử dụng tại Mỹ không?

Một số nước không dùng máy PET/CT để tầm soát ung thư

Một số nước không dùng máy PET/CT để tầm soát ung thư

Các tổ chức y khoa tại Mỹ (ACR, ASCO, ACP) (2,3,4) đều khuyến cáo không nên tầm soát ung thư bằng cách dùng PET/CT vì không có hiệu quả. Đã từng có nhiều ý kiến đề nghị tầm soát ung thư tại Mỹ nhưng từ nghiên cứu năm 2007 của Hội Y Khoa Hạt Nhân Hoa Kỳ (Society of Nuclear Medicine), tổng hợp các nghiên cứu về PET/CT đối với tầm soát khối u ung thư nhiều nơi trên thế giới kết luận PET/CT tầm soát ung thư không hiệu quả. Điều này khiến cho các ý kiến về tầm soát không còn.

PET có tác dụng phụ không?

Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần thì chụp CT dùng tia bức xạ để chụp ảnh nên bệnh nhân sẽ có rủi ro về phơi nhiễm tia bức xạ. Mặt khác, chụp PET có những rủi ro về phản ứng với dược chất phóng xạ vì dùng chất phóng xạ liều nhỏ. Như vậy, so với kết quả thu được thì những rủi ro về mặt này của PET/CT là không đáng kể. Với thời gian đã dùng trên 50 năm có thể nói dược chất phóng xạ FDG18 cho thấy rất ít rủi ro.

Nhược điểm của PET/CT đó chính là dễ lầm lẫn giữa khối u và vùng viêm nhiễm nên cho kết quả dương tính sai. Muốn đạt được tính chính xác cao, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh cần phải được đào tạo chuyên sâu để đọc phim PET/CT.

Thêm vào đó, giá chụp PET/CT rất cao nên hầu hết các hãng bảo hiểm đều từ chối chụp PET/CT trong việc tầm soát, người nghèo càng sợ ung thư hơn. Thay vì phải đi chụp PET/CT mọi người có thể dùng những cách tầm soát ung thư khá hiệu quả và rẻ tiền như chụp nhũ ảnh, nội soi ruột…

Bên cạnh đó, không cần phải quá tốn kém chi phí, bằng cách không hút thuốc, không uống rượu, ăn uống sạch, tập thể dục hợp lý mỗi người đều có thể tầm soát bệnh ung thư.

Nguồn báo:

http://infonet.vn/may-chup-tam-soat-ung-thu-petct-thuc-su-co-hieu-qua-hay-chi-la-may-chem-post234321.info

Xem thêm:

Bật mí cách nhanh có thai mà bạn nên tìm hiểu 8 nguyên nhân gây tiêu chảy ra máu bạn không ngờ tới Hội chứng QT kéo dài Viêm thanh thiệt 3 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm ngon miệng và bổ dưỡng Cách bảo quản nấm lim xanh khỏi ấm mốc mọt và cách sắc nấm lim

5/5 - (98 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Lưu Mai Lan

5/5 - (98 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!