Tại sao nói mùa thu là mùa của bệnh dạ dày
- “Cực sốc” với bài thuốc chữa viêm loét dạ dày bằng rau bắp cải
- 10 cách phòng tránh ung thư dạ dày đơn giản nhất
- 11 triệu chứng ung thư gây chết người phụ nữa không nên bỏ qua
- 3/5 giải Nhất "Khoa học kỹ thuật" là những nghiên cứu điều trị ung thư
Vì sao bệnh dạ dày phát triển mạnh vào mùa thu
Các chuyên gia y tế cho biết, hàm lượng histamin trong máu tăng lên khi thời tiết chuyển từ nóng sang lạnh, chất axit trong dạ dày cũng bài tiết nhiều hơn, lúc này dạ dày bị co bóp mạnh khiến tình trạng viêm xảy ra. Đó cũng là một trong số các nguyên nhân chính khiến cho bệnh dạ dày dễ phát triển mạnh.
Khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ dẫn đến sự chênh lệch giữa nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bên ngoài khiến sức đề kháng và thích ứng của cơ thể bị giảm đi, đó cũng là nguyên nhân phát sinh bệnh. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến bệnh dạ dày trở lại là khi thời tiết mát mẻ sẽ tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn. Từ đó, ăn nhiều hơn làm dạ dày căng ra khiến đường tiêu hóa phải làm việc liên tục, tạo nên gánh nặng cho đường tiêu hóa.
Nguyên nhân, triệu chứng thường thấy của bệnh dạ dày
Khi dạ dày hoạt động bình thường, bên trong dạ dày luôn tồn tại ở mức cân bằng giữa lượng axit và lớp bảo vệ. Lớp niêm mạc dạ dày sẽ có nguy cơ bị phá hủy khi sự cân bằng trong dạ dày mất đi và khi đó sẽ gây ra tình trạng viêm, loét. Sự cân bằng của môi trường trong dạ dày bị tác động bởi chế độ ăn uống, như ăn quá nhiều thực phẩm có nhiều chất béo, có tính kích thích, tính axit như thực phẩm chua, cay, nóng hay do thay đổi cơ học do bản thân người bệnh bị stress.
Dấu hiệu đầu tiên là khiến cho người bệnh cảm thấy đau bụng, đầy hơi, trướng bụng, có cảm giác đầy bụng, ợ hơi, buồn nôn và đau ở vùng thượng vị khi đói hoặc sau khi ăn. Nếu có các dấu hiệu như chán ăn hoặc nôn ra máu hay phân có màu đen thì bệnh đã diễn biến nặng.
Cách phòng chống bệnh dạ dày tái phát
+ Luôn giữ ấm cho cơ thể.
+ Để làm giảm khả năng phát bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cần thường xuyên rèn luyện, nâng cao sức khỏe.
+ Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học: không để bụng quá đói, không ăn quá no, không bỏ bữa, ăn đúng giờ, hạn chế hoặc tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…
+ Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lối sống lạc quan.
+ Trong trường hợp không cần thuốc, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau bởi chúng dễ làm tổn thương niêm mạc.
Người bệnh dạ dày nên đi khám định kỳ và tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ, đồng thời nên có biện pháp để chủ động phòng tránh bệnh tái phát hay phát triển nặng hơn.
Nguồn: http://m.anninhthudo.vn/doi-song/benh-da-day-tro-nang-vao-mua-thu/699486.antd
Bài viết tương tự
Ăn gì để cho kinh nguyệt ra nhiều, điều hòa kinh nguyệt? Cách nhận biết đàn ông lâu ngày không quan hệ “Chuẩn” Đại tràng Bảo Nguyên: Thành phần, giá bán và cách sử dụng Huyết trắng vón cục, không mùi và ngứa: Nguyên nhân & cách trị Viêm mũi vận mạch là gì? Triệu chứng và cách điều trị Công dụng nấm lim xanh hỗ trợ giúp hết bệnh hiệu quảBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng và những sai lầm dễ mắc
Dưới đây là những sai lầm dễ mắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng. Sử dụng tùy tiện nhiều loại kháng sinh Bệnh viêm đại tràng dễ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, vì thế sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang…
- Cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Kiến thức cần biết về bệnh đại tràng để phát hiện sớm
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách phòng bệnh viêm đại tràng co thắt ở người già
- Chuyên gia giải đáp về bệnh viêm đại tràng
- Viêm đại tràng co thắt có chuyển nan y không?