Ăn uống đúng cách ở người viêm đại tràng mạn tính
- Cách phát hiện ung thư vú kịp thời
- Điều trị ung thư thanh quản bằng phẫu thuật laser
- "Chân ngắn" có tỷ lệ ung thư ít hơn "chân dài"
Nhiễm khuẩn đại tràng, chế độ ăn hợp lý, thường xuyên lo lắng, stress… là những nguyên nhân có thể khiến bạn mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính. Bởi tất cả các yếu tố trên đều gây ảnh hưởng đến sự điều tiết của đại tràng, gây rối loạn chức năng vận động, tiêu hóa, bài tiết và hấp thu của ruột. Do đó, bên cạnh việc dùng thuốc thì chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Đối với những người mắc bệnh viêm đại tràng mạn tính cần phải uống đủ nước, muối khoáng, bổ sung các loại vitamin và có chế độ ăn đảm bảo đủ 1g/kg/ngày protein, 30 – 35 Kcal/kg/ngày tùy theo từng bệnh nhân, hạn chế không quá 15g/ngày chất béo.
Ăn uống khoa học
+ Những ngày không đau: Bạn nên tranh thủ tẩm bổ cho mình các món ăn hợp khẩu vị, bổ dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể trước khi cơn đau tái phát.
+ Khi bị táo bón: Nên chia bữa ăn chính thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 2-3 giờ ăn một lần, nên bổ sung nhiều chất xơ (đặc biệt là dưới dạng hòa tan như pectin, inuline, oligofructose…) và giảm chất béo trong bữa ăn.
+ Khi bị tiêu chảy: Bạn cần giảm thiểu sự cọ xát của thành ruột nên tránh ăn rau củ quả sống, trái cây khô, đặc biệt không nên ăn chất xơ dạng không tan nhưng vẫn có thể ăn các loại trái cây tươi gọt vỏ hoặc trái cây xay nhừ như chuối, táo.
+ Tránh các chất kích thích: Các đồ uống có ga, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chocolate, bia rượu, trà.. đều là những thứ cần phải kiêng để tránh bệnh viêm đại tràng nặng thêm.
+ Hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa: Nếu muốn dùng sữa, hãy dùng sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành không có những chất gây hại cho đại tràng và cũng bởi sử dụng các loại sữa khác gây khó tiêu bởi loại đường lactose trong sữa. Đặc biệt nguy hiểm khi chất đạm trong sữa có thể gây ra dị ứng, phù nề niêm mạc đại tràng.
+ Hạn chế thực phẩm có mỡ: Nên tránh các món rán, xào, sốt có hàm lượng dầu mỡ quá cao bởi chúng có thể gây táo bón cho người bệnh.
+ Không nên sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau thuộc nhóm nonsteroides như Aspirine, Ibuprofenè, Voltarene… bởi chúng có thể gây viêm loét niêm mạc dạ dày, ruột, nguy cơ xuất huyết tăng.
Những thực phẩm nên và không nên ăn
Các thực phẩm: Gạo, khoai tây, thịt nạc, sữa không có lactose, bắp cải, củ cải, rau ngót, rau muống, … đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe người viêm đại tràng mạn tính. Nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như: thịt mỡ, hành sống, dưa cà muối, rượu bia, cà phê, nem rán, nước ngọt có ga vì các loại thực phẩm này gây đầy hơi, chướng bụng.
Những người bệnh viêm đại tràng mạn tính nên giữ cho tinh thần lạc quan, an tâm trong hỗ trợ điều trị, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Nguồn: giaoduc.net.vn
Bài viết tương tự
Những điều nam giới nên biết về ung thư tuyến tiền liệt CÁC LOẠI CAO DÁN GIẢM ĐAU Uống vitamin C nhiều, uống mỗi ngày có tốt không? Những kiến thức tổng quan về ung thư bàng quang LÀM GÌ ĐỂ GIỮ DA LUÔN SÁNG BÓNG Nấm lim xanh giá bao nhiêu tiền 1kg nơi mua nấm lim xanh ở đâu tốtBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng và những sai lầm dễ mắc
Dưới đây là những sai lầm dễ mắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng. Sử dụng tùy tiện nhiều loại kháng sinh Bệnh viêm đại tràng dễ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, vì thế sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang…
- Cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Kiến thức cần biết về bệnh đại tràng để phát hiện sớm
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách phòng bệnh viêm đại tràng co thắt ở người già
- Chuyên gia giải đáp về bệnh viêm đại tràng
- Viêm đại tràng co thắt có chuyển nan y không?