Cần ngăn ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng để tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Cần ngăn ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng để tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm

Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không nhanh chóng điều trị thì việc chuyển biến nặng hơn, hay dẫn đến ung thư dạ dày là một điều khó tránh được. Vậy làm thế nào để ngăn ngừa viêm loét dạ dày - tá tràng?

Dấu hiệu bệnh viêm loét dạ dày

Nguyên nhân gây bệnh: Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là nguyên nhân chính gây bệnh. Ngoài ra, VLDD-TT còn do một số yếu tố khác gây nên với một tỷ lệ thấp (hoặc là đơn phương hoặc kết hợp) như do dùng thuốc aspirin, corticoid hoặc thuốc chữa khớp không steroid hoặc do uống nhiều rượu, bia hoặc do căng thẳng thần kinh (stress) trong một thời gian dài hoặc do bệnh tự miễn…

Triệu chứng điển hình viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng 2 – 8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Làm thế nào để ngăn ngừa viêm loét dạ dày.

Đa số bệnh nhân đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi (nóng sang lạnh, ngược lại hoặc áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc). Đôi khi trạng thái thần kinh căng thẳng, lo lắng hoặc sau ăn thức ăn chua, cay cũng làm cơn đau xuất hiện hoặc đau kéo dài.

Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày – tá tràng nhưng không hề có triệu chứng mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

Viêm loét dạ dày – tá tràng (VLDD-TT) là bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng.

Những biến chứng nguy hiểm

Trong các bệnh về dạ dày thì đáng sợ nhất là viêm, loét bờ cong nhỏ, tiền môn vị, môn vị hoặc có thể viêm loét hang vị rất dễ biến chứng thành ung thư hóa. Tuy rằng viêm, loét dạ dày thì ít đau hơn là viêm loét tá tràng. Ngược lại, viêm loét tá tràng thì ít bị ung thư hơn nhưng thường hay đau, dễ làm hẹp môn vị (do hành tá tràng loét xơ chai gây co kéo môn vị), đặc biệt là loét hành tá tràng rất dễ làm chảy máu.

Chảy máu hành tá tràng có thể ồ ạt phải cấp cứu hoặc chảy máu ri rỉ làm cho phân thường có màu đen. Trong trường hợp chảy máu nhiều thì phân thường đen như nhựa đường và mùi hôi thối rất đặc biệt như “mùi cóc chết”. Và tất nhiên, các vị trí loét khác của dạ dày cũng có thể bị biến chứng chảy máu.

Chảy máu hành tá tràng là biến chứng của viêm loét dạ dày.

Chảy máu hành tá tràng là biến chứng của viêm loét dạ dày.

Biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng mà không được điều trị hoặc điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến loét, chảy máu dạ dày, thậm chí có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Đây là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa.

Một loại biến chứng cũng rất thường gặp và và rất nguy hiểm là thủng dạ dày – tá tràng. Có những bệnh nhân do bị loét ngầm nên bình thường không đau bụng hoặc đau rất ít, đột nhiên bị thủng dạ dày phải cấp cứu. Trong trường hợp bị thủng dạ dày mà cấp cứu không kịp thời thì dễ đưa đến viêm phúc mạc (màng bụng), gây sốc và có thể bị tử vong.

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy mọi người cần có những cách ngăn ngừa viêm loét phù hợp theo tư vấn của bác sĩ.

Trích nguồn: http://suckhoedoisong.vn/cach-ngua-viem-loet-da-day-ta-trang-n71111.html

 

Xem thêm:

Chóng mặt hoa mắt: Nguyên nhân, triệu chứng bệnh lý và cách điều trị Bệnh vảy nến vùng kín, háng, mông do đâu? Điều trị như thế nào hiệu quả? Chồng yếu sinh lý làm vợ nên làm gì? Có thể có con hay không? Tinh trùng vón cục màu vàng là bệnh gì? Hướng điều trị hiệu quả nhất Vảy nến ở nách: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách Điều trị Nấm lim xanh có tác dụng gì với bệnh tiểu đường?

5/5 - (57 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (57 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!