Những loại thực phẩm cực tốt cho người mắc bệnh viêm loét dạ dày
Theo chia sẻ của bác sỹ Hải, dinh dưỡng trọng tâm trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày là sử dụng những thức ăn giảm tiết dịch vị, làm giảm tác dụng của axít tiết lên niêm mạc dạ dày. Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị. Thế nên, các loại thức ăn mà người mắc dạ dày nên dùng là thức ăn mềm, cơm nhão, cháo, bánh mỳ, bánh quy, thịt cá nghiền nát, sữa, trứng… Đặc biệt, người bị loét dạ dày nên uống một lượng sữa thích hợp giúp dễ tiêu hóa lại có chất kiềm, có tác dụng làm bão hòa axit trong dạ dày. Vì thế, những người mắc dạ dày không nên ăn quá no sẽ làm dạ dày phồng căng, sinh ra nhiều axit có hại dễ gây đau. Khi ăn, người bệnh, nên nhai kỹ, nuốt chậm vì trong khi nhai có thể tăng thêm sự bài tiết của nước bọt. Nước bọt có tác dụng giảm axit và bão hòa axit trong dạ dày. Không để đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ. Tăng cường ăn món luộc, hấp và hạn chế các món ăn chiên, xào…
Bác sĩ Hải khuyến cáo: “Người mắc bệnh dạ dày tuyệt đối nên kiêng các loại thực phẩm có độ axít cao như các loại quả chua, cà muối, giấm, mẻ, tương ớt; các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối, hành… Tuyệt đối không uống bia, rượu, cà phê, trà – loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày”.
Bên cạnh đó, các bác sĩ Đông y tư vấn rằng: chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với những người mắc bệnh dạ dày. Vì thế, người bệnh nên lưu ý ăn các loại thực phẩm- “vị thuốc” quý nhưng phổ biến.
Lương y đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) tư vấn về những loại thực phẩm mà những người đau dạ dày nên ăn:
Cây thì là: Cây thì là có chứa nhiều anethole, chất này có tác dụng kích thích việc tiết dịch vị và dịch tiêu hóa. Loại thực phẩm này cũng là nguồn phong phú a-xít aspartic, giúp chống đầy hơi. Đó là lý do vì sao nhiều người có thói quen nhai hạt thì là sau bữa ăn.
Gừng: Đây là loại gia vị chữa bệnh gần gũi, có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách kích thích việc tiết enzyme tiêu hóa.
Cây bạc hà: Trong Đông y, cây bạc hà được dùng để điều trị các cơn đau bụng, chứng khó tiêu, chứng ợ nóng và đầy hơi. Loại cây này có tác dụng kích thích sự ngon miệng, điều trị cơn buồn nôn và chứng đau đầu.
Đu đủ: Bên cạnh đó, đu đủ có tác dụng xoa dịu dạ dày, tạo cảm giác dễ chịu, kích thích hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng táo bón, khó tiêu.
Bắp cải: Trong cây cải bắp chứa nhiều vitamin K1 và vitamin U. Sự hấp thụ hai loại vitamin này có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Tóm lại, các thực phẩm được tiêu hóa có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người mắc viêm loét dạ dày. Vì thế, người bệnh nên ăn và kiêng ăn một số thực phẩm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Trích nguồn: http://www.nguoiduatin.vn/nhung-nguoi-viem-loet-da-day-nen-an-gi-de-chua-lanh-benh-a310800.html
Bài viết tương tự
DÀNH DÀNH Viêm xung huyết hang vị dạ dày Thoái hóa đĩa đệm: Triệu chứng điển hình và cách điều trị hiệu quả CÁT CĂN ung thư thận đã cắt 5 năm, hiện tại di căn xương đồi. Bán nấm lim xanh ở đâu đúng giá nấm lim xanh Tiên Phước uy tínBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
7 triệu chứng loét dạ dày không nên coi thường
Theo Boldsky, 7 triệu chứng loét dạ dày thường gặp như: Đau bụng – triệu chứng loét dạ dày điển hình Do hiện tượng trào ngược axit nên gây ra cảm giác đau đớn và khó chịu trong dạ dày, đây là triệu chứng phổ biến nhất liên quan đến chứng bệnh viêm loét dạ…
- Nguy cơ gây ra ung thư do viêm loét dạ dày
- Những lưu ý về bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em
- Chữa bệnh viêm loét dạ dày từ hoài sơn
- Phát minh mới của Đông y trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày
- Bạn có biết viêm loét dạ dày có thể là tác nhân gây ung thư?
- Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày là do đâu