Phương pháp hữu hiệu trong điều trị ung thư bàng quang

Phương pháp hữu hiệu trong điều trị ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang là bệnh ung thư nguyên hiểm nhất của hệ tiết niệu, tỷ lệ mắc bệnh này ở mức trung bình chỉ sau các bệnh ung thư phổi, dạ dày, gan, vú, vòm mũi họng.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang

Một số yếu tố là nguyên nhân gây nên ung thư bàng quang chính là môi trường làm việc độc hại, một số tác nhân gây ung thư bao gồm: Benzidine, 40 amnodipheny, beta-naphthylamine. Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang. Ngoài ra, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ bệnh sán máng Schistosomia haemato-bium, gây viêm nhiễm ở bàng quang do trứng của chúng hay các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm bàng quang lâu ngày (sỏi bàng quang, ống thông bàng quang). Yếu tố di truyền cũng nên được lưu ý vì nguy cơ cao trong gia đình có người bị ung thư bàng quang.

Phương pháp hữu hiệu trong điều trị ung thư bàng quang

Hút thuốc lá cũng là yếu tố nguy cơ tăng tỷ lệ mắc ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang có thể được chẩn đoán qua nhiều biện pháp

Chẩn đoán lâm sàng: Người bệnh có thể phát hiện qua những biểu hiện như đái ra máu; đái nhiều lần, đái khó, có triệu chứng tắc nghẽn đường tiết niệu, triệu chứng di căn, toàn thân gầy sút, sốt.

Nội soi và sinh thiết: Đây là hai phương pháp cận lâm sàng. Nội soi bàng quang là biện pháp rất quan trọng khi muốn chẩn đoán ung thư bàng quang. Với những trường hợp u lan rộng, nhiều u hoặc u to có nguy cơ xâm lấn sâu cần phải lấy mẫu hạch chậu bịt hai bên và hạch chủ bụng thông qua nội soi ổ bụng để giúp chẩn đoán giai đoạn bệnh và chỉ định kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh: Có thể thực hiện qua siêu âm bụng hoặc siêu âm nội soi để phát hiện u, hoặc chụp UIV. Ngoài việc theo dõi và đánh giá bàng quang, chụp UIV còn giúp đánh giá thận, niệu quản. Hiện nay UIV ít được chỉ định vì có siêu âm và CT thay thế. Bên cạnh đó còn có chụp CT hoặc MRI, phương pháp cho phép đánh giá khối u, mức xâm lấn ung thư, tình trạng hạch tiểu khung.

Thông thường, để chẩn đoán ung thư bàng quang hiệu quả, bác sĩ điều trị sẽ kết hợp nhiều phương pháp như hỏi kỹ bệnh sử, thăm khám lâm sàng, phối hợp với các phương pháp cận lâm sàng để có chẩn đoán chính xác nhất, phòng những trường hợp sớm và xử trí thích hợp kịp thời, điều này góp phần quan trọng giúp cải thiện kết quả điều trị.

Chẩn đoán phân biệt viêm bàng quang và lao bàng quang hoặc lao đường tiết niệu:

Viêm bàng quang: Với biểu hiện rõ rệt như đái máu, đái rắt, đái buốt, hội chứng nhiễm khuẩn. Khi thử nước tiểu xuất hiện hồng cầu và bạch cầu, soi bàng quang chỉ thấy hình ảnh viêm không có u.

Lao bàng quang hoặc lao đường tiết niệu: Đối với chứng bệnh này, để phân biệt sẽ tiến hành làm xét nghiệm BK trong nước tiểu. Chụp phim UIV sẽ thấy loét lao đài thận, soi bàng quang không thấy u, thấy hình ảnh viêm lao, dung tích bàng quang bé…

Điều trị và phòng ngừa bệnh ung thư bàng quang

Tuỳ thuộc vào giai đoạn của ung thư bàng quang mà bác sĩ sẽ chỉ định và có kế hoạch điều trị ung thư bàng quang phù hợp cho bệnh nhân.

Điều trị u giai đoạn 0: Cắt, đốt u qua nội soi và điều trị bổ trợ bằng BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.

Điều trị u giai đoạn I: Tiến hành cắt u qua nội soi kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang; U G3-4 lan rộng sẽ cắt bàng quang bán phần kết hợp với BCG, Mitomycin hoặc Thiotepa nội bàng quang.

Phương pháp hữu hiệu trong điều trị ung thư bàng quang

Tiến hành phẫu thuật trong từng giai đoạn của ung thư bàng quang

Điều trị u giai đoạn II, III (T2, T3a, u nhỏ): Phẫu thuật cắt bàng quang bán phần đảm bảo diện cắt 2cm, hoặc toàn bộ bàng quang tùy theo vị trí u, đồng thời kết hợp vét hạch chậu bịt hai bên. Đối với tất cả các ca phẫu thuật này bệnh nhân đều cần hoá trị liệu bổ trợ sau mổ. Một số trường hợp ca chọn lọc, u lớn lan rộng thì có thể cân nhắc hóa trị liệu tân bổ trợ trước mổ.

Điều trị u giai đoạn IV: Chưa ứ nước thận, xạ trị đơn thuần, tổng liều 55 – 65 Gy, trải liều 5 ngày trong 1 tuần, mỗi ngày 200-250 Rad. Một số ca chọn lọc có thể cân nhắc hoá xạ trị đồng thời; Có ứ nước thận, phẫu thuật đưa niệu quản ra da, hoặc dẫn lưu thận, kết hợp chăm sóc và điều trị triệu chứng.

Ung thư bàng quang có tỷ lệ tái phát lên đến 52-73% từ 3-15 năm sau vì vậy bệnh nhân cần có chế độ theo dõi suốt đời, với định kỳ kiểm tra 6-12 tháng/lần bằng lâm sàng, thử nước tiểu và siêu âm hoặc soi bàng quang. Quá trình này sẽ giúp bệnh nhân kịp thời phát hiện nếu bệnh tái phát và từ đó tiếp tục điều trị.

Biện pháp phòng ngừa: Để ngăn ngừa những yếu tố nguy cơ gây ung thư bàng quang, cách tốt nhất là chúng ta tránh tiếp xúc với các chất độc hại từ thuốc lá, hay các hóa chất gây ung thư khi làm việc trong các ngành công nghiệp, phải có bảo hộ an toàn lao động. Ngoài ra cần duy trì thực hiện chế độ ăn hợp lý, uống nhiều nước và duy trì lối sống lành mạnh.

Nguồn báo: http://suckhoedoisong.vn/ung-thu-bang-quang-n125626.html

Xem thêm:

Ung thư thực quản có thể chữa lành? Đã đến mùa lá xạ đen tươi, hạt xạ đen tươi Hòa Bình “gieo lên ngay” Bài thuốc hay chữa bệnh bằng chuối tiêu Trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Cây bìm bịp mọc ở đâu nhiều nhất ? Bán nấm lim xanh rừng Tiên Phước: Giá bán, nơi mua ở 63 tỉnh thành

5/5 - (86 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Vũ Văn Luận

5/5 - (86 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!