Thử nghiệm thành công vắc-xin chống ung thư

Thử nghiệm thành công vắc-xin chống ung thư

Tại Anh vừa qua, các nhà khoa học đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm loại vắc-xin có khả năng chống ung thư trên người.

Hiện tại đã có hai người đầu tiên tự nguyện tham gia thử nghiệm này, trong đó một người tên là Kelly Potter (35 tuổi). Cuộc thử nghiệm được tiến hành tại Bệnh viện Guy ở London.

Trong vòng 2 năm tới, các nhà nghiên cứu sẽ dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm trên 30 người khác nhau. Những người tình nguyện sẽ được tiêm 8 mũi tiêm trong thời gian 2 năm.

Nếu như kết quả  cuộc thử nghiệm này thành công, nhân loại sẽ có được một loại vắc-xin giúp cho con người không phải lo lắng trước căn bệnh ung thư nữa. Hàng triệu bệnh nhân bị mắc ung thư sẽ có được hy vọng sống tiếp cho mình.

Loại vắc-xin mới trên có tên là “enzym phiên bản đảo ngược telomerase của người” (hTERT). Nó điều chỉnh lại độ dài của các mũ bảo vệ trên các nhiễm sắc thể (telomere), giúp cho các tế bào phân chia liên tục.

Nó bao gồm các mảnh nhỏ của một enzyme được tìm thấy trong các tế bào ung thư. Khi được tiêm vào người, vắc-xin này sẽ kích thích hệ miễn dịch của bệnh nhân sau đó sản sinh ra các kháng thể có khả năng tấn công lại chính enzym này, do đó hỗ trợ việc phá hủy các tế bào ung thư.

Thử nghiệm thành công vắc-xin chống ung thư

Vác-xin chống ung thư

Nhìn chung, vắc-xin mới này sẽ giống như những loại vắc-xin khác. Nhưng nó sẽ giúp con người tự bảo vệ bản thân mình trước các bệnh nhiễm trùng, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các thực thể nhất định, trong trường hợp này là các tế bào ung thư.

Vắc-xin chống ung thư sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư, tiêu diệt các khối u và ngăn chặn sự di căn của chúng trên khắp cơ thể người.

Các nhà khoa học tiến hành những thử nghiệm để chứng minh hiệu quả của vắc-xin đối với mọi dạng khối u rắn. Họ đang kiểm nghiệm tính an toàn và hiệu quả của chúng ở những bệnh nhân ung thư đã chuyển sang giai đoạn cuối.

Giáo sư Hardev Pandha, là người đang dẫn đầu các thử nghiệm tại Viện Nghiên cứu Ung thư Surrey, cho biết: “Chúng tôi hiểu rõ hệ thống miễn dịch ở bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối bị chặn lại nên không thể nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư”.

“Trong thử nghiệm này, chúng tôi đang nghiên cứu dạng miễn dịch trị liệu được thiết kế để kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể bằng cách dùng vắc xin chế từ protein”.

Theo James Spicer, là người đứng đầu dự án thử nghiệm ở Trung tâm Nghiên cứu Y sinh: “Điểm độc đáo của phương pháp này là sử dụng tác nhân bổ sung để tăng cường phản ứng với vắc xin. Cách chữa trị sẽ loại bỏ tác động ức chế trên các tế bào miễn dịch trong vòng tuần hoàn của bệnh nhân, làm tăng hiệu quả của vắc xin ung thư”.

Nhận định về cuộc nghiên cứu này, Bộ trưởng khoa học & đời sống Anh George Freeman đã cho rằng, thử nghiệm này sẽ là niềm hy vọng của những bệnh nhân ung thư.

Nguồn: Đất Việt

Xem thêm:

Sâu răng Mệt mỏi Carnosine Buxemaf Cream® Dolfenal Cách bảo quản nấm lim xanh và cách nấu nấm lim xanh chữa bệnh

5/5 - (55 bình chọn)
nấm lim xanh có tác dụng gì từ công dụng của nấm lim xanh rừng

Bác sĩ Đỗ Thị Nhung

5/5 - (55 bình chọn)
DƯỢC SỸ TƯ VẤN NẤM LIM XANH CHỮA UNG THƯ
BẤM ĐỂ GỌI:  024.3797.0138 - 0936.476.588
error: Content is protected !!