Phấn rôm có nguy cơ gây ung thư cho các bé gái
Để sản xuất phấn rôm, các nhà sản xuất sử dụng bột talc để nghiền mịn, đây là một loại khoáng chất rất mềm. Dù thành phần hóa học, cách pha chế hay nơi sản xuất khác nhau nhưng chủ yếu thành phần trong phấn rôm vẫn gồm muối canxi, muối kẽm, bột talc, chất béo và có cả chất tạo mùi thơm. Loại bột talc có khả năng hút ẩm, vì thế, nó được dùng để thoa vào những vùng da có nếp gấp, dễ hăm, hay ẩm ướt như cổ, bẹn, nách.
Nghiên cứu mới đây của Trung tâm kiểm soát độc chất cho biết, có những nguy hại đang tiềm ẩn trong phấn rôm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đây là điều mà ít người biết đến. Khi hít phải phấn rôm, dù không gây độc toàn thân nhưng sẽ khiến trẻ dễ thiếu oxy do tắc đường dẫn khí, làm cản trở hoạt động hô hấp của trẻ. Về lâu dài, nếu trẻ hít nhiều có thể gây ho, suy hô hấp và di chứng phổi.
Trong lượng phấn rôm trẻ hít vào khi bôi lên người, một phần nhỏ bột bị trẻ hít vào có thể được thải ra ngoài, còn khi dụng lâu dài, các bé hít phải bột phấn rôm có thể dẫn đến tình trạng ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và bị phù phổi. Mức độ nặng của những biểu hiện trên thường tăng dần theo thời gian, nặng thì viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và có thể tắc nghẽn tiểu phế quản.
Đã có rất nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng, việc sử dụng bột talc thường xuyên ở vùng sinh dục phụ nữ có mối liên quan đến bệnh ung thư buồng trứng ở nữ giới. Họ đã tìm thấy những hạt talc trong những khối u buồng trứng ở những người phụ nữ khỏe mạnh khi sử dụng phấn rôm thường xuyên ở vùng sinh dục.
Bụi phấn và các chất ô nhiễm từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu qua âm hộ, âm đạo… dẫn đến viêm nhiễm, khi đó ung thư sẽ có điều kiện phát triển. Khi các mẹ thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới, các hạt bụi phấn li ti sẽ dễ dàng xâm nhập cơ thể của các bé và nhiễm vào âm đạo.
Một tỷ lệ đáng ngại khi các con số thống kê được đưa ra, trong 70 bé gái thì sẽ có một bé mắc phải u ác tính buồng trứng. Khá khó khăn trong việc phát hiện ung thư buồng trứng, hơn nữa tỷ lệ tử vong trong số các bệnh u bướu ở phụ nữ, ung thư buồng trứng chỉ đứng sau ung thư cổ tử cung.
Hậu quả sẽ khá nghiêm trọng nếu các mẹ sử dụng phấn rôm không đúng cách. Khi có một lượng rất nhỏ phấn rôm xâm nhập vào cơ thể cũng có thể khiến trẻ tổn hại về mắt và chức năng hô hấp.
Để tránh nguy cơ gây ung thư cho con trẻ, các bà mẹ cần tìm hiểu kỹ loại phấn rôm mình sử dụng và học cách sử dụng đúng cách, tuyệt đối không được thoa phấn rôm lên mặt hay mắt của trẻ và vùng hội âm để ngăn ngừa khả năng gây ung thư.
Nguồn: http://baobaovephapluat.vn/suc-khoe-doi-song/suc-khoe-cong-dong/201602/dung-nhieu-phan-rom-be-gai-co-nguy-co-ung-thu-2471998/
Bài viết tương tự
Điều khiến bạn phải sử dụng 1 tách trà mỗi ngày Lá dứa có tác dụng gì? Cách sử dụng lá dứa thơm tốt sức khỏe, sắc đẹp Bán cây xạ đen tại thảo dược Đức Thịnh CUMASEN – Tinh nghệ nano curcumin Sâm cau có tác dụng gì? Có mấy loại? Cách ngâm rượu sâm cau chuẩn Cách ngâm rượu nấm lim xanh với uống rượu nấm lim rừng lưu ý gì?Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Hiểm họa sữa gây ung thư từ Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ sữa lớn trên toàn thế giới bởi sự vượt trội về dân số của quốc gia này. Tuy nhiên mới đây, nhiều người tiêu dùng sữa bột hoang mang, lo sợ vì nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư thận,…xảy ra với con em mình.…
- Cảnh báo chất gây ung thư có trong bia giả Trung Quốc
- Việt Nam: Chất gây ung thư trong các đồ uống
- Thuốc xịt muỗi ẩn chứa nguy cơ gây ung thư
- Chất gây ung thư được tìm thấy trong xe đẩy em bé
- “Rùng mình” 400 loại thuốc, mỹ phẩm chứa chất gây ung thư
- Hiểm hoạ từ hoá chất gây ung thư trong thực phẩm