Lạm dụng rượu và nguy cơ ung thư cao
Thời gian qua, dư luận đang hết sức hoang mang về 5 vụ ngộ độc rượu khiến 6 người tử vong tại Cẩm Phả và Hạ Long (Quảng Ninh). Nạn nhân đều uống “Rượu nếp 29 Hà Nội” của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội. Cơ quan chức năng đã phát hiện và thu hồi nhiều sản phẩm của công ty này vì có thể gây ngộ độc. Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, kể cả rượu được chứng nhận an toàn thực phẩm, nếu uống vượt quá mức chấp nhận của cơ thể thì vẫn có thể bị ngộ độc với các biểu hiện bất thường của hệ thần kinh và những hành vi không bình thường khác.
Rượu giả ngày càng nhiều và vì lợi nhuận người ta sẵn sàng chế ra các loại rượu giả. Ngộ độc rượu đặc biệt dễ xảy ra nếu chúng ta uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol, ethylene glycol, rượu ngâm với thảo mộc (lá, rễ, hạt cây…) hoặc động vật (mật, phủ tạng, bộ phận khác) có chứa các độc tố.
Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, một số tác hại sớm nhất rượu gây ra như:
– Phản ứng chậm, đi đứng xiêu vẹo, giảm khả năng nhìn, nghe, ngửi.
– Thiếu kiềm chế: Cộc cằn, thất lời hoặc có ảo giác, trí tuệ, trí nhớ giảm hoặc sa sút tâm thần.
– Nôn mửa, đau bụng.
– Thậm chí nếu mức độ nặng có thể dẫn đến bất tỉnh, xanh tái, tử vong.
Lạm dụng rượu trong thời gian dài sẽ bị tổn thương các cơ quan nội tạng:
– Não: Tế bào bị tổn thương vĩnh viễn khiến mất trí nhớ, hay nhầm lẫn, suy đồi tính cách.
– Tim mạch: Cao huyết áp, xơ vữa mạch, loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.
– Gan: Sưng, viêm, xơ gan.
– Dạ dày: Viêm, loét niêm mạc.
– Tụy: Viêm cấp tính.
– Ruột: Viêm, gây tiêu chảy.
– Cơ quan sinh sản: Giảm khả năng tình dục ở nam, lãnh cảm ở nữ.
Ngoài ra uống rượu thường xuyên còn khiến cơ thể mắc bệnh thần kinh, xơ gan, suy thận. Phụ nữ mang thai có thể gây bệnh thần kinh hay dị tật ở thai nhi nếu uống nhiều rượu.
Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo chúng ta nếu không muốn bị ngộ độc do rượu thì không nên uống quá nhiều rượu, chỉ được sử dụng dưới 30 ml một ngày nếu rượu có nồng độ từ 30% trở lên. Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol cao hơn 0,05% vì những chất này có thể gây mù mắt và tử vong cao. Không uống rượu pha chế, rượu ngâm với lá, rễ cây độc, phủ tạng động vật không rõ ràng độc tính, mật cá hay những rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân. Đặc biệt, không cho trẻ em dưới 16 tuổi uống rượu, bia. Cấm người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) uống rượu hoặc các loại nước có nồng độ cồn từ 14 độ trở nên.
Uống rượu khiến nguy cơ ung thư cao và có thể dẫn tới thiệt mạng nếu uống phải rượu giả, rượu pha… Hãy bảo vệ sức khỏe của bản thân mình và những người xung quanh.
Nguồn: http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/cac-benh/tac-hai-cua-lam-dung-ruou-2922098.html
Bài viết tương tự
Chia sẻ “kinh nghiệm cắt amidan” ít đau – Nhanh khỏe Bệnh viện Quận Tân Phú Nha khoa Tâm Việt – Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh Soi cổ tử cung để làm gì, có đau không? Thông tin cần biết Bệnh viện Đức Khang Cách sử dụng nấm lim xanh chữa bệnh từ công dụng nấm lim xanhBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Đừng chủ quan trước tác hại của rượu đối với sức khỏe
Tổ chức y tế thế giới cho biết, đồ uống có cồn là nguyên nhân trực tiếp của 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương. Sử dụng đồ uống có cồn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại của rượu…
- Tác hại của rượu khiến chuyên gia ung thư lo ngại
- Rượu – Nguyên nhân gây hàng loạt các bệnh ung thư
- Sở Y tế Tiền Giang phát hiện chất gây ung thư trong rượu
- Quá trình rượu gây ung thư cho cơ thể như thế nào?
- Uống bia rượu gây ra các bệnh ung thư nào?
- Những tác hại của rượu trong đời sống tình dục