Những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày cần tránh
- 7 cách phòng tránh bệnh ung thư dạ dày mọi người không nên bỏ qua
- 7 cách giúp hạn chế loét dạ dày
- 6 triệu chứng ung thư dạ dày bạn không nên bỏ qua
- 6 dấu hiệu nhận biết ung thư qua sự bất thường ở dạ dày, ruột
Trên thực tế, các bệnh về dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày – tá tràng thường bắt nguồn từ những thói quen tưởng chừng như vô hại hàng ngày.
– Ăn uống không khoa học: Việc ăn uống không khoa học thể hiện ở nhiều khía cạnh:
+ Ăn uống không đúng giờ: Việc ăn uống không đúng giờ giấc dẫn đến bụng lúc thì quá đói, lúc lại quá no. Khi axít dạ dày và enzim có trong dịch vị không có thức ăn trung hòa, sẽ tự tiêu hóa chính niêm mạc dạ dày, gây hư hại niêm mạc dạ dày, đặc biệt là tại thời điểm dịch vị tiết ra ở mức nhiều nhất.
+ Ăn quá nhanh: Việc ăn quá nhanh dẫn đến thức ăn chưa được nghiền kỹ ở miệng, khi xuống dạ dày buộc dạ dày phải làm việc nhiều hơn để nghiền nát thức ăn, tăng gánh nặng và thời gian làm việc cho dạ dày, làm mệt mỏi cơ bắp dạ dày và giảm nhu động dạ dày.
+ Ăn nhiều vào buổi tối: Việc ăn nhiều vào buổi tối gây nhiều tác hại, không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép đường ruột của bạn làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày, dần dẫn đến các căn bệnh như viêm, loét dạ dày.
+ Ăn uống không vệ sinh: ăn uống chung đụng, mất vệ sinh dễ khiến bạn mắc các căn bệnh về đường ruột, dễ nhiễm khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa.
+ Uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn, các chất kích thích không chỉ hại cho gan mà còn gây hại trực tiếp đến niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc dạ dày bị viêm, rữa, loét hoặc xuất huyết.
– Bị lạnh: Khi cơ thể bị lạnh có thể gây ra các triệu chứng co dạ dày đau đớn, co thắt, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,… do dạ dày rất mẫn cảm với khí hậu, nhiệt độ bên ngoài.
– Căng thẳng, mệt mỏi: mệt mỏi về thể chất cũng như những căng thẳng về tinh thần sẽ tác động, làm suy yếu chức năng của dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, lâu dần có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.
– Lạm dụng thuốc kháng sinh: sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị dạ dày một cách tùy tiện không những không khỏi bệnh mà còn gây hại hơn cho dạ dày, bệnh dễ tái phát và khó trị liệu hơn.
– Nghiện thuốc lá: Ngoài tác hại không thể chối cãi đối với đường hô hấp, thuốc lá còn là thủ phạm gây tổn thương dạ dày.
Hy vọng với những thông tin về những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến dạ dày trên đây sẽ giúp bạn có được cách phòng tránh bệnh hiệu quả.
Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/song-khoe/biet-de-khoe/kham-dieu-tri/20160808/10-nhan-to-co-anh-huong-xau-den-da-day-cua-ban/1151428.html
Bài viết tương tự
Bột Chùm Ngây Tăng bạch cầu ái toan là gì? Mua Rễ Nhàu Ở Đâu Tốt ? Cây Bìm Bịp Hay Cây Xương Khỉ Ho kéo dài trên 3 tuần phải làm sao? Cách chọn nấm lim xanh thật phân loại 1 2 3 và cách dùng nấm limBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Sử dụng kháng sinh điều trị viêm đại tràng và những sai lầm dễ mắc
Dưới đây là những sai lầm dễ mắc khi dùng thuốc kháng sinh điều trị viêm đại tràng. Sử dụng tùy tiện nhiều loại kháng sinh Bệnh viêm đại tràng dễ tái đi tái lại nhiều lần và ngày càng nặng hơn, vì thế sau mỗi đợt điều trị không đỡ thường được kê sang…
- Cách hỗ trợ chữa bệnh đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Kiến thức cần biết về bệnh đại tràng để phát hiện sớm
- Hỗ trợ chữa đau dạ dày bằng nguyên liệu tự nhiên
- Cách phòng bệnh viêm đại tràng co thắt ở người già
- Chuyên gia giải đáp về bệnh viêm đại tràng
- Viêm đại tràng co thắt có chuyển nan y không?