Phát hiện sớm ung thư bàng quang bằng cách nào?
Căn bệnh ung thư bàng quang xuất hiện ở người trẻ tuổi chính là trường hợp của anh Vũ Đức D. 34 tuổi trú tại Hoàng Mai, Hà Nội. Khi anh D. phát hiện mình đi tiểu có ít máu thì ngoài ra không có triệu chứng nào mà sinh hoạt vẫn bình thường. Anh D. đã chủ quan vì công việc bận, ngại đi khám. Đến một thời gian kéo dài liên tục như vậy và sau đó đi tiểu càng nhiều máu hơn và máu tươi, anh D. mới tìm đến bác sĩ khám.
Kết quả siêu âm bác sĩ đã phát hiện ở bàng quang có một khối u nên các bác sĩ chỉ định phẫu thuật nội soi cắt u. Nhưng sau khi sinh thiết kết quả của khối u thì đó lại là khối u ác tính nên chỉ định phải thêm xục hóa chất. Anh D. vô cùng lo lắng bởi vì bệnh ung thư bàng quang có thể tái phát đi tái phát lại.
Căn bệnh ung thư bàng quang không trừ một ai
Ung thư bàng quang là căn bệnh nguy hiểm và có thể xảy ra với mọi lứa tuổi. Căn bệnh này tiến triển một cách âm thầm, triệu chứng không điển hình. Chính vì vậy khi nào bệnh nhân phát hiện đi tiểu ra máu đến kiểm tra mới phát hiện ra mình bị ung thư, theo PGS Hoàng Công Đắc – Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết.
Ông cũng cho biết ung thư bàng quang vẫn chưa có nguyên nhân chính xác. Nhưng với những người có tiền sử hút thuốc lá, uống rượu và viêm bàng quang mãn tính thì nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn. Tỷ lệ ung thư bằng quang ở nam cao hơn so với ở nữ.
Phương pháp điều trị ung thư bàng quang mà hầu hết các bác sĩ áp dụng hiện nay vẫn là phẫu thuật ắt bỏ khối u và điều trị hóa chất hoặc xạ trị. Đối với trường hợp khối u chưa xâm lấn thì bác sĩ sẽ phẫu thuật nội soi để cắt bỏ khối u, nếu u xâm lấn sâu vào bàng quang thì sẽ phải cắt bỏ bàng quang đó hoặc cũng có thể tiến hành xục bàng quang bằng hóa chất và thực hiện theo từng chu kỳ để tránh tái phát bởi vì phẫu thuật chưa thể triệt tận gốc rễ của căn bệnh này.
Sau các đợt phẫu thuật, các bệnh nhân cần phải thường xuyên khám lại để theo dõi có bị mọc lại khối u không. Ngoài ra, bệnh nhân từng có tiền sử căn bệnh này phải uống thật nhiều nước, để theo dõi nước tiểu của mình nhằm phát hiện nước tiểu đục hay không, có máu không để đi kiểm tra ngay. Bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh trên 5 năm hiện nay có thể là 70%.
Để ngăn ngừa căn bệnh này tái phát, các bệnh nhân phải tránh xa rượu và thuốc lá bởi vì các chất độc của thuốc lá và nồng độ cồn khi được thải ra ngoài qua đường nước tiểu có thể tích tụ lại ở bàng quang và tạo cơ hội cho tế bào ung thư gốc chưa được triệt tiêu có cơ sở gây ung thư. Ngoài ra môi trường có hóa chất độc hại, cần rèn luyện thể dục thể thao, ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm, đặc biệt ăn nhiều rau xanh.
Nguồn: http://infonet.vn/lam-the-nao-de-phat-hien-som-ung-thu-bang-quang-post213803.info
Bài viết tương tự
Thu mua, nhập khẩu, xuất khẩu nông sản uy tín chất lượng giá tốt nhất tại Hà Nội Táo rockit New Zealand Cây Nhọ Nồi Chữa Đau Dạ Dày Rất Hay 2019 Hướng Dẫn A-Z Bật mí tác dụng chuối hột rừng, đồ ngâm rượu hot nhất hiện nay Ý Dĩ Nhân – Hạt Bo Bo Tác dụng của nấm lim ở cách uống nấm lim xanh rừng Tiên PhướcBài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư bàng quang với nguyên nhân và triệu chứng các giai đoạn
Ung thư bàng quang là gì và nguyên nhân? Các loại ung thư bàng quang và triệu chứng. Cách phòng K bàng quang cho đối tượng dễ mắc bệnh. Biện pháp chữa bằng nấm lim xanh từng giai đoạn. Chăm sóc người K bàng quang giai đoạn cuối nên ăn thực phẩm gì? Ung thư…
- Bạn biết gì về ung thư bàng quang?
- Từ nước tiểu đoán ung thư bàng quang
- Thuốc lá điện tử và nguy cơ mắc ung thư bàng quang
- Thịt xông khói, gà bỏ da – thực phẩm gây ung thư bàng quang?
- Phụ nữ cần cẩn trọng với các dấu hiệu của bệnh ung thư bàng quang
- Nguy cơ ung thư bàng quang cao do ít vận động