Ung thư đại tràng – Nhiều người tử vong vì chủ quan
Ung thư đại tràng – Căn bệnh dễ mắc nhưng khó phát hiện
Các chuyên gia ung thư cho biết, bệnh ung thư đại tràng ở giai đoạn đầu thường không có triệu chứng đặc hiệu, bệnh tiến triển âm thầm, chỉ xuất hiện một số biểu hiện nhẹ như trướng hay đầy bụng, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn.
Cẩn trọng với các dấu hiệu không rõ ràng của bệnh ung thư đại tràng
Dấu hiệu cảnh báo rõ nhất đối với người bệnh là thay đổi thói quen đại tiện. Người bệnh do chịu ảnh hưởng của khối u nên xuất hiện sự thay đổi trong thói quen đại tiện như số lần đại tiện nhiều hơn, táo bón và phân lỏng xen kẽ nhau, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài và cảm giác đại tiện không hết… Hiện tượng táo bón, phân nhỏ hoặc hình dạng phân thay đổi khi khối u phát triển nhanh che lấp miệng trực tràng.
Các triệu chứng rõ nét hơn như đi ngoài ra máu, rối loạn tiêu hóa, có ngày bị táo bón, có ngày lại bị đi lỏng kiểu tiêu chảy là những dấu hiệu có giá trị để chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng này dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ và rối loạn tiêu hóa do ăn uống. Do đó, khi được chẩn đoán lần đầu tiên, có tới 58% bệnh nhân phát hiện ung thư ở giai đoạn II và di căn. Trên 85% số trường hợp bị di căn và tử vong do phát hiện chậm.
Làm cách nào để ngăn chặn nguy cơ tử vong vì căn bệnh này?
Đa số các trường hợp ung thư đại tràng xuất hiện ở người trên 50 tuổi. Vì vậy, những đối tượng này cần tiến hành nội soi đại tràng định kỳ ngay cả khi không có triệu chứng nào. Trong trường hợp không có polyp và không phát hiện bất thường ở đại tràng thì sau một năm mới phải soi lại.
Nội soi đại tràng định kỳ để sớm phát hiện bệnh
Đối với các trường hợp gia đình có người thân mắc bệnh, cần nội soi đại tràng để sàng lọc ở tuổi 40 hoặc trước 10 năm so với tuổi của người thân bị ung thư đại tràng. Những người bị viêm loét dạ dày, đại tràng từ 8 năm trở lên, cần nội soi đại tràng định kỳ hàng năm.
Ngoài khám sức khỏe định kỳ, mọi người cần duy trì những thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học, tránh các yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng như chế độ ăn nhiều thịt đỏ, mỡ động vật, ăn ít chất xơ, lười vận động, béo phì, hút thuốc lá.
Để phòng tránh bệnh ung thư đại tràng, cần duy trì lối sống lành mạnh trong nhiều năm. Mặt khác, các polyp đại tràng là nguyên nhân gây ung thư ở 80% số ca mắc bệnh. Các polyp này ban đầu lành tính nhưng sau 5-10 năm dưới tác động của nhiều yếu tố chúng đã phát triển thành ung thư. Do đó, cần phát hiện sớm polyp và cắt bỏ để ngăn ngừa yếu tố nguy cơ này.
Điều quan trọng, người bệnh cần đi khám ngay khi có các dấu hiệu rối loạn tiêu hoá, thay đổi thói quen đại tiện. Nếu ung thư còn trong lòng ruột thì tỷ lệ sống được 5 năm sau phẫu thuật lên đến 90%.
Nguồn báo:
http://dantri.com.vn/suc-khoe/dung-de-tu-vong-vi-ung-thu-dai-trang-20160323080647123.htm
Bài thuốc hữu ích:
- Cây thuốc Nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư hiệu quả
- Công dụng của nấm lim xanh Tiên Phước điều trị bệnh ung thư
- Cách dùng nấm lim xanh điều trị bệnh ung thư khoa học
-
Ung thư đại tràng với dấu hiệu và nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng
Ung thư đại tràng với nguyên nhân và dấu hiệu. Các giai đoạn ung thư đại tràng di căn. Đối tượng dễ mắc K đại tràng. Cách điều trị, phòng chống K đại tràng bằng Đông y. Chế độ ăn uống, luyện tập cho người ung thư đại tràng. K đại tràng kiêng ăn gì?…
- Những cách nhận biết sớm triệu chứng ung thư đại tràng
-
Ung thư đại tràng: Biểu hiện và cách phòng tránh
- Làm thế nào để nhận biết ung thư đại trực tràng?
-
Béo phì ở tuổi vị thành niên dễ mắc ung thư đại tràng khi lớn
- Tầm soát ung thư đại tràng cần lưu ý những gì?
-
Hướng dẫn cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư đại tràng